| Hotline: 0983.970.780

Bàn về sản xuất lúa xuân 2011

Thứ Hai 18/10/2010 , 10:42 (GMT+7)

Năm nay cấy sớm lúa xuân có thể thuận lợi; nó còn tạo điều kiện mở rộng sản xuất lúa mùa sớm, làm tiền đề cho các vụ sản xuất tiếp theo thắng lợi.

Vụ xuân 2010 thời tiết thuộc “tướng hỏa tư thiên” nghiêng về khô ấm đầu vụ; tháng 3, đầu tháng 4 thuộc “Thái âm thấp thổ” ẩm nhiều, nắng ít, hiệu suất quang hợp thấp, lượng tích lũy không nhiều nên cây lúa kéo dài thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh lý cơ bản, trỗ tập trung vào tuần 2 tháng 5, tạo điều kiện cho lúa xuân đại trà đạt năng suất cao.

Vụ xuân 2011 được dự báo:

*Theo “Ngũ vận lục khí”: Năm Tân Mão: Mạng Mộc, vận Thủy, khí Kim, khí nóng và khô làm chủ khí hậu nửa đầu năm. Xung quanh Lập xuân thuộc Thấp thổ: ẩm nhiều, từ giữa tháng 3 đã là “Tướng hỏa” nắng nóng nhiều, lợi cho lúa làm đòng, trỗ bông; từ Tiểu mãn đã thuộc táo kim: khô nóng, gió nóng về sớm vừa bất thuận cho lúa trỗ bông phơi màu, vừa tạo điều kiện cho sâu, rầy cuối vụ gây hại.

*Xem tiết khí và nông lịch:

- Ngày tết Nguyên đán là ngày Kỷ Sửu: Kỷ: Mễ quý, tằm thiểu, đa trùng: Thóc đắt, sâu bệnh hại nhiều. Thực tế năm 2010, đặc biệt vụ mùa vừa qua, chi phí đánh chuột và phòng trừ sâu bệnh quá nhiều. Điều đó đang tiềm ẩn cho vụ sau vì sâu, rầy nhờn thuốc nhưng thiên địch thì bị tiêu diệt.

- Mùng 2 tết mới lập xuân thì ra giêng ít rét.

- Ngày đầu (ngày sóc) các tháng: Giêng, hai, ba, tư, năm là Kỷ Mão, Kỷ Mùi, Mậu Tý, Mậu Ngọ, Mậu Tý, tất thảy đều là mạng Hỏa (ấm nóng).

- Đêm15/8, nhiều mây, trăng đục: Lúa chiêm khó khăn, được ải muộn, đầu xuân mưa ẩm nhiều.

Như vậy, mùa đông này có thể thuộc dạng hình mùa đông rét, rét về sớm hơn, có thể không có nhiều ngày rét đậm, rét hại kéo dài; mưa kết thúc muộn hơn năm trước. Mùa xuân thuộc dạng nóng ấm, khô hạn, tuy đầu vụ ấm ẩm, mưa phùn nhiều, giữa và cuối vụ khô, nóng nhiều hơn.

Năng suất lúa vụ xuân có thể giảm chủ yếu do chuột bọ, sâu hại nhiều nếu không thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ.

Từ nhận định trên, xin có đôi điều về sản xuất lúa xuân 2011 như sau:

a. Thời vụ gieo cấy: Năm nay miền Bắc ít mưa, đặc biệt vùng núi phía bắc mưa ít nên mực nước trong các hồ chứa rất thấp. Mùa xuân không chỉ thiếu điện, mà nước cho SXNN cũng khó khăn. Tranh thủ lấy nước đổ ải ngay từ giữa tháng 1 năm 2011 (năm nay các hồ đập có thể sẽ xả nước từ 15-16/1, đón triều cường con nước đầu tháng chạp) và khẩn trương gieo cấy ngay từ đầu xuân khi còn tiết xuân.

b. Giống lúa và phương thức gieo cấy:

- Lựa chọn những giống lúa năng suất, chất lượng cao, chống chịu tốt, gắn với khả năng tiêu thụ sản phẩm và an toàn môi trường đảm bảo có hiệu quả cao về kinh tế và xã hội.

- Mở rộng diện tích gieo thẳng các giống lúa ngắn ngày: BT7, T10, QR1, Q5, N87, N97…, tập trung gieo thẳng ngay sau tết Nguyên đán. Thực tiễn cho thấy: gieo thẳng vừa tiết kiệm giống, không phải gieo mạ, cấy lúa, giảm rất nhiều công lao động, nhất là lao động thời vụ, vừa tạo điều kiện thâm canh cho năng suất cao. Cần thực hiện tốt quy trình kỹ thuật, lưu ý phương châm “gieo thưa rồi dặm, không gieo dầy rồi tỉa” và chủ động giữ đủ ẩm nhất là khi gặp không khí lạnh. Diện tích này sẽ được thu hoạch sớm, kịp gieo cấy lúa mùa trà sớm vào cuối tháng 6. Thái Bình đã tổng kết 14 năm qua, trà lúa này cho năng suất cao nhất, lại bớt được vài lần phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch sớm tạo quỹ đất trồng cây vụ đông ưa ấm có giá trị cao.

- Diện tích thu hoạch lúa xuân, gieo trồng cây màu hè (chủ yếu dưa các loại) có thể cấy trước tết Nguyên đán (cuối tháng 1 năm 2011).

- Riêng BC15 năng suất cao, chất lượng cơm khá, chịu lạnh kém, rất ưa nhiệt, khu vực phía Bắc cụ thể Thái Bình tốt nhất cấy đầu tháng 2 (nếu sạ phải sau 10/2) trên chân đất không làm mùa sớm, song không cấy BC 15 trên chân đất trũng hẩu, sâu màu.

- Chân ruộng thấp trũng, kìm hãm gieo cấy các giống lúa dài ngày hơn như lúa lai, lúa X21, Xi23… (tùy chân đất). Tổng kết nhiều vụ xuân với nhiều dạng hình thời tiết khác nhau đều thấy các giống lúa này có sức chống chịu khá, ít sâu bệnh hơn và năng suất ổn định hơn so với nhiều giống lúa thuần ngắn ngày hiện nay. Thời vụ có thể cấy xung quanh tiết Lập xuân. Riêng các giống lúa thuần dài ngày có thể cấy mạ dược gieo 5-10/12, hoặc cấy bằng mạ sân, mạ ném gieo khoảng 20-25/1. Vụ xuân 2010, nhiều hộ cấy Xi23 bằng mạ sân, ném mạ khay từ ngày 2 đến 6/2/2010, lúa trỗ 10-15/5 cho nhiều bông và nhiều thóc hơn so với lúa cấy bằng mạ dược.

c. Thâm canh lúa:

Các địa phương tổ chức đánh chuột bằng nhiều hình thức ngay từ đầu vụ. Đồng thời thực hiện phương châm “cây lúa khỏe sẽ chống chịu tốt hơn với sâu bệnh và môi trường bất thuận”, do vậy cần:

- Xử lý mầm mạ bằng các chế phẩm Cruize Plut, Aucho, K-H... tăng sức đề kháng của cây lúa ngay giai đoạn cây con –giai đoạn cây trồng chống chịu yếu nhất, mẫn cảm nhất với dịch hại, nhất là rầy và virus lùn sọc đen; bón phân cân đối NPK, sử dụng phân bón đa yếu tố chuyên dùng.

- Hiện nay chăn nuôi nông hộ rất ít nên nguồn phân hữu cơ thiếu trầm trọng. Cần nghiên cứu ứng dụng các loại phân bón sinh học hoặc các chế phẩm xử lý cải tạo đất và tăng cường chức năng, hoạt động của bộ rễ. Cùng với nhiều loại phân bón sinh học khác, phân Đa chủng đa chức năng Azotobacterin tuy mới vào đồng đất Thái Bình, song hầu hết các hộ sử dụng đều đánh giá cao tác dụng cải tạo đất, giúp cây lúa đứng lá, gọn khóm, sức đề kháng cao, nhất là đối với bệnh khô vằn.

Năm nay cấy sớm lúa xuân có thể thuận lợi; nó còn tạo điều kiện mở rộng sản xuất lúa mùa sớm, làm tiền đề cho các vụ sản xuất tiếp theo thắng lợi.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm