| Hotline: 0983.970.780

Bánh dầy Quán Gánh vào mùa cưới hỏi

Thứ Tư 25/09/2013 , 11:53 (GMT+7)

Mỗi khi heo may nổi, làng bánh dầy Quán Gánh lại nhộn nhịp hẳn lên.

Dù ai chồng rẫy, vợ chê

Bánh dầy Quán Gánh lại về với nhau

Ăn trước thì bảo người sau

Già ăn trẻ lại, gái mau đắt chồng (Ca dao)

Mùa cưới hỏi bắt đầu từ lúc heo may pha mùi cơn bấc tràn về, gặp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội rồi vắt luôn qua đến lập Hạ năm sau. Trước đây, mâm cỗ cưới thường có âu cơm mang lên sau cùng, sau rồi âu cơm được thay bằng tấm bánh chưng, và ngày nay là thồi bánh dầy năm chiếc hay sáu chiếc tuỳ theo cỗ cưới đóng năm hay đóng sáu. Thế nên, mỗi khi heo may nổi, làng bánh dầy Quán Gánh lại nhộn nhịp hẳn lên.

Nói đến bánh dầy, chẳng người Việt nào không biết tác giả của nó. Đó là Lang Liêu, vị hoàng tử nghèo của vua Hùng thứ mười bảy. Từ hình tượng “Trời xanh như tán lọng tròn/ Đất kia chằn chặn như bàn cờ vuông” mà ngài đã sáng tạo ra hai loại bánh vuông tròn mang tên bánh chưng, bánh dầy, trong đó bánh chưng mang hình tượng đất còn bánh dầy là tượng trời, và cũng chính hai loại bánh này đã đưa ngài lên ngôi báu, trở thành vua Hùng thứ mười tám.


Bánh dầy Quán Gánh

Nhưng vì sao mà ở Phú Thọ, quê hương của bánh dầy, lại chẳng có nơi nào làm bánh giỏi, bánh ngon đến mức trở thành thương hiệu, trong khi một địa phương cách xa đó hàng trăm cây số là Quán Gánh, lại làm được điều đó, thì chẳng ai có thể trả lời.

Quán Gánh là tên nôm của làng Duyên Trường thuộc xã Duyên Thái, huyện Thường Tín của TP Hà Nội. Dân Duyên Trường phần lớn làm nghề bánh dầy. Cả dẫy phố gần một cây số nơi QL 1 A cũ chạy qua làng, nhan nhản hàng bánh dầy của dân Duyên Trường...

Nguyên liệu của bánh dầy chỉ gồm mấy thứ là gạo nếp, đỗ, thịt và đường. Gạo nếp là nếp hương, nếp cái hoa vàng được mua từ các tỉnh như Nam Định, Thái Bình, Hải Dương... Đỗ xanh cũng được mua từ những tỉnh có thứ nông sản này ngon nhất. Khác với những thứ bánh kẹo khác, bánh dầy chỉ có hạn dùng trong 24 tiếng, nên nghề làm bánh dầy vất vả hơn nghề làm các loại bánh, kẹo khác rất nhiều.

Chập tối hôm trước, cả nhà đã tất bật vo gạo, đãi đỗ, ngâm gạo, ngâm đỗ, lau lá cho đến tận 11, 12 giờ đêm, chỉ chợp mắt được vài ba tiếng để rồi 1, 2 giờ sáng lại lục tục thức đồ xôi, đồ đỗ. Giã xôi và giã đỗ là khâu nặng nhọc nhất, phải người khoẻ mạnh mới làm được. Trước đây toàn giã tay, thế nên cũng như dân Ước Lễ chuyên giã giò, đã có rất nhiều thế hệ đàn ông Duyên Trường mang đặc điểm của nghề nghiệp: Chân thì nhỏ nhưng ngực nở vồng còn đôi tay nổi bắp cuồn cuộn. Ngày nay, công việc đó đã được thay bằng máy rồi. Đỗ giã thật tơi, thật mịn. Được đỗ rồi thì làm nhân, tuỳ theo bánh chay hay bánh mặn mà làm. Bánh chay thì nhân có đỗ và đường, còn bánh mặn thì thêm hạt tiêu, thịt mỡ thái hạt lựu và chút muối. Cả hai loại nhân chay, nhân mặn đều được viên thành từng viên nhỏ, vừa lượng với một chiếc bánh. Xôi cũng giã thật mịn, thật dẻo. Phải giã xôi lúc còn thật nóng, vừa dỡ ra khỏi chõ thì bánh mới ngon. Có được tất cả nguyên liệu rồi, thì khâu cuối cùng là làm bánh.

Xôi giã được dùng làm “áo bánh”, cho nhân vào giữa rồi nặn thành bánh. Trước đây, bánh dầy được làm tròn nhưng bây giờ đa số làm thành hình e-líp. Ngoài 2 loại bánh có nhân chay và mặn còn có loại bánh không nhân để ăn kèm với giò hay chả. Chờ bánh nguội thì gói thành từng thồi năm, sáu cái một trong lá dong hay lá chuối tươi bánh tẻ.

Mỗi kg gạo nếp làm được từ 20 đến 30 cái bánh, tuỳ theo đơn đặt hàng của khách. Giá mỗi chiếc bánh từ 3 đến 5 ngàn đồng, lời lãi chẳng đáng bao nhiêu nhưng nhờ số lượng nhiều mà kéo lại. Ông Nguyễn Văn Lợi, chủ hàng bánh dầy Tâm Lợi, cho biết, mùa cưới hỏi này có hôm nhà ông làm 3 đến 4 tạ gạo (trên 10 ngàn bánh), phải dùng cả chục cái chõ lớn để đồ xôi và trên chục nhân công làm bánh. Các ông Nguyễn Văn Hùng, Trần Văn Hải, Nguyễn Văn Năng... và hàng chục chủ cửa hàng khác nữa cũng thế, bình thường nhất vào mùa này, mỗi ngày cũng “đi” hết 2 tạ gạo. Bánh dầy đã khiến cho đời sống của người làng khá phong lưu.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm