| Hotline: 0983.970.780

Bão 16 đã chuyển hướng, song tuyệt đối không chủ quan sau bão

Thứ Hai 25/12/2017 , 19:38 (GMT+7)

Bão 16 đã chuyển hướng không vào đất liền, nhưng các tỉnh ĐBSCL tuyệt đối không chủ quan, tập trung bảo vệ sản xuất trong những ngày tới khi mưa lớn có thể xảy ra.

Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, sáng 25/12, khi đi kiểm tra công tác ứng phó với bão Tembin tại Kiên Giang đã lưu ý: Kiên Giang là tỉnh có diện tích lúa mùa chưa gặt nhiều nhất (20 ngàn/45 ngàn ha), nên phải tổng huy động lực lượng, máy móc để thu hoạch nhanh, đề phòng mưa lớn ngập lụt sau bão. Hiện tại, toàn tỉnh Kiên Giang có 2.800 lồng bè nuôi cá trên biển. Diện tích lúa trên nền đất nuôi tôm, tập trung tại huyện An Minh và An Biên còn hơn 20.000 ha trong giai đoạn gần thu hoạch.

17-14-30_03_chu_tich_tinh_bc_lieu_kiem_tr_de_bien
Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu kiểm tra đê biển

Bộ trưởng lưu ý với địa phương là không chỉ ứng phó với cơn bão số 16 này, mà tới đây có những bất thuận về thời tiết, nhất là tác động của gió mùa đông bắc sẽ gây mưa ở vùng này. Bây giờ, việc quan trọng phải bảo vệ không để xảy ra mất mùa do tác động của bão hoặc mưa trong những ngày tới.

Bạc Liêu là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn, lợi dụng bão đã xảy ra tình trạng tư thương ép giá thu mua tôm. Qua ghi nhận của NNVN, trong 2 ngày qua số diện tích thu hoạch tôm tăng mạnh, phần lớn là người dân thu hoạch chạy bão. Có hộ bị thương lái ép giá mỗi tấn tôm mất hàng chục triệu đồng.

Cụ thể, tại huyện Hòa Bình, giá tôm sú loại 25 con trở xuống là 250.000 đồng/kg, nhưng thương lái ép giá mua xuống còn 200.000 đồng/kg. Do nhiều hộ dân quá lo sợ, nên bán tháo chạy bão vô tình tiếp tay trục lợi cho thương lái. Ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu đang tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và sẽ xử lý nghiêm những người trục lợi bất chính hàng hóa nông thủy sản của người dân.

Để tránh bị thương lái ép giá, UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo ngành Công thương liên hệ với các DN thu mua, dự trữ hàng hóa nông sản cho người dân, nhất là thu mua phải đảm bảo giá cả hợp lý, hoặc dự trữ hàng giúp dân trong thời điểm diễn ra bão.

17-14-30_01_khn_truong_thu_hoch_tom
Khẩn trương thu hoạch tôm tránh bão

Ông Phan Văn Sáu, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bạc Liêu cho biết: Qua liên hệ, tính đến ngày 25/12, đã có 3 Cty, DN cam kết mua, dự trữ hàng cho nông dân, gồm: DN Âu Vững (Đông Hải), Trang Khanh và Việt Cường (TP Bạc Liêu) cam kết cho người dân mượn kho lạnh tạm trữ tôm nếu có nhu cầu.

Đối với lúa, tỉnh chỉ đạo các địa phương khẩn trương cùng nông dân thu hoạch, phơi sấy, dự trữ ở những nơi đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không để tiểu thương lợi dụng mưa bão ép giá nông dân.

Theo báo cáo, trên đồng ruộng tỉnh Bạc Liêu đang canh tác hơn 150.000 ha nuôi trồng thủy sản, lúa, hoa màu. Trong đó, hơn 76.000 ha tôm đang nuôi hoặc sắp cho thu hoạch, nhất là diện tích nuôi tôm công nghiệp, siêu thâm canh với sản lượng lớn cần thu hoạch trước bão hoặc gia cố, tháo dỡ nhà kính để giảm thiệt hại. Riêng diện tích trồng lúa, lo lắng nhất là các trà lúa đang làm đòng, trổ bông.

Tại Bến Tre, sáng 25/12, nhiều tiểu thương tại chợ Trung tâm Bến Tre đã đóng cửa không buôn bán.

Theo ghi nhận NNVN ở làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), người dân đang vào cao điểm chăm sóc hoa phục vụ thị trường tết. Trước tình hình bão 16 diễn biến phức tạp nhiều người đã ý thức bảo vệ mùa màng bằng cách di tản các chậu hoa vào những nơi an toàn.

Theo ông Lê Văn Lụa, một hộ trồng hoa lâu năm ở làng hoa Tân Quy Đông, TP Sa Đéc: Hai ngày qua, chính quyền địa phương liên tục thông báo trên loa đài phát thanh về cơn bão số 16. Hay tin, người dân chúng tôi cũng lo lắng và tích cực di dời các chậu hoa cúc mâm xôi xuống đất, phòng tránh gió làm đổ ngã khi chậu hoa nằm trên kệ.

Ông Võ Minh Thông, Chủ tịch UBND phường Tân Quy Đông, cho biết đã lưu ý người dân trồng hoa tết, di chuyển hoa, kiểng đến nơi an toàn, nhất là những loại hoa kiểng để trên kệ, giàn.

17-14-30_04_so_tn_dn_vo_noi_n_ton
Sơ tán dân vào nơi an toàn

Bão đã chuyển hướng, nhưng trời vẫn mưa ở nhiều nơi tại các tỉnh ĐBSCL, những ngày qua như một đợt tổng tập dượt. Và thời tiết còn diễn biến phức tạp, việc bảo vệ SX đang được các địa phương ở ĐBSCL đặc biệt quan tâm.

+ Tại Kiên Giang, Bộ trưởng - Trưởng BCĐ TW về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường yêu cầu lãnh đạo tỉnh tập trung huy động toàn bộ lực lượng cơ giới, quân đội để giúp các địa phương khẩn trương thu hoạch những diện tích lúa, hoa màu đã gần đến ngày thu hoạch. Các lồng bè nuôi cá khi di chuyển cần tính toán kỹ khu neo đậu an toàn, phòng trường hợp gió bão có thể chuyển hướng. Tại khu cảng cá Tắc Cậu có thể neo đậu an toàn cho khoảng 2.000 tàu, nhưng phải hướng dẫn ngư dân cách neo đậu an toàn khi có gió bão, tránh bị thiệt hại do va đập và không để người trên tàu khi bão đổ bộ.

+ Ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp: Dân quân tự vệ, lực lượng vũ trang tại địa phương phải là lực lượng nòng cốt, luôn sẵn sàng, túc trực thường xuyên để ứng phó với các tình huống khẩn cấp. Đặc biệt, các cấp phải lấy tiêu chí đảm bảo tính mạng người dân làm nhiệm vụ hàng đầu. Riêng với các phương tiện giao thông đường thủy, đò ngang phải đảm bảo an toàn tuyệt đối; trên các tuyến sông lớn như sông Tiền, sông Hậu phải hướng dẫn người dân neo đậu thuyền tàu an toàn, ngưng các hoạt động trên sông sau 18 giờ trong những ngày bão đổ bổ. 

+ Ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre: Tỉnh tạm hoãn thời gian tổ chức Tuần lễ du lịch huyện Châu Thành lần thứ I từ ngày 26/12/2017 đến ngày 1/1/2018. Trong đêm 25/12, tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ để theo dõi diễn biến chặt chẽ của mưa bão. Các ngành, địa phương phải chủ động bố trí lực lượng tại chỗ thực hiện các biện pháp đảm bảo tài sản an toàn trong cơ quan, đồng thời phân công lãnh đạo chủ chốt trực để kịp thời chỉ đạo, điều hành công tác phòng tránh, ứng phó theo phương châm 4 tại chỗ 3 sẵn sàng.

+ Ông Đồng Văn Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh: Thủ trưởng các đơn vị cơ quan đóng trên địa bàn tỉnh sắp xếp công việc cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nghỉ việc chiều ngày 25 để cùng với gia đình chủ động ứng phó mưa bão. Đối với các DN trên địa bàn có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, phải chủ động sắp xếp công việc cho công nhân nghỉ việc đến khi hết bão.

 

Xem thêm
Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Giông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân Si Ma Cai

Lào Cai Giông lốc, mưa lớn gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất