| Hotline: 0983.970.780

Bão, áp thấp nhiệt đới tái hiện đúng dịp 20 năm bão Linda

Thứ Năm 02/11/2017 , 07:05 (GMT+7)

Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đang cùng hướng vào khu vực Nam Bộ, đúng thời điểm tròn 20 năm cơn bão Linda gây thảm họa tại đây.

15-30-00_b
ATNĐ và bão cùng tái hiện thảm họa bão Linda

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương, ngày 2/11, ATNĐ trên vùng biển phía Nam tỉnh Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Do ảnh hưởng của ATNĐ kết hợp với không khí lạnh, ở vùng biển Tây Nam quần đảo Trường Sa, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau (bao gồm các huyện đảo Phú Quý, Côn Đảo), vùng biển Cà Mau đến Kiên Giang (bao gồm cả đảo Thổ Chu) có mưa rào và dông kèm khả năng lốc xoáy, vòi rồng; gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh. Vùng ven biển Nam Bộ cần đề phòng nước dâng từ 0,3-0,4m, kết hợp với kỳ triều cường cao khiến mực nước biển có thể lên tới 4-4,5m.

Các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang có gió giật mạnh cấp 6-7 đến hết ngày hôm nay (2/11). Các tỉnh Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 100-150mm, có nơi trên 200mm. Do ảnh hưởng kết hợp với không khí lạnh, các tỉnh ven biển Trung và Nam Trung Bộ có mưa vừa, mưa to. Tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 50-150mm, riêng các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có nơi trên 200mm. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng cục bộ ở vùng trũng thấp tại các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận và bắc Tây Nguyên. Ngoài ra, từ ngày 3-8/11 trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên khả năng cao tiếp tục xuất hiện một đợt lũ. Nguy cơ cao xuất hiện lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt trong đợt lũ này...

Trong khi đó trên khu vực phía Bắc đảo Pa-la-oan (Philippin), một ATNĐ khác cũng đang di chuyển nhanh về phía tây, hướng về các tỉnh Nam Bộ và có khả năng mạnh lên thành bão. Dự báo hôm nay (2/11), ATNĐ trên biển Đông mạnh lên thành bão, cách đảo Song Tử Tây khoảng 140km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Dự báo trong 24h tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km và tiếp tục có khả năng mạnh thêm.

Trước diễn biến nguy hiểm của cùng lúc ATNĐ và bão, ngày 1/11, BCĐ Trung ương về Phòng chống thiên tai đã có cuộc họp khẩn triển khai các biện pháp đối phó.

15-30-00_img_10141
Cuộc họp khẩn của BCĐ Trung ương về Phòng chống thiên tai

Tại cuộc họp, ông Trần Quang Hoài – Tổng cục Trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết: Các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang hiện đã được thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 51.366 tàu/259.370 lao động biết vị trí, diễn biến, hướng di chuyển của ATNĐ để chủ động di chuyển hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm. Riêng tỉnh Cà Mau đã cấm biển và cho học sinh nghỉ học nhằm đảm bảo an toàn về người và tránh những thiệt hại có thể xảy ra...

Chỉ đạo cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng yêu cầu các địa phương Nam Bộ cần đặc biệt lấy bài học từ cơn bão Linda xẩy ra đúng dịp này 20 về trước, nhất là phải khắc phục bệnh chủ quan trong ứng phó thiên tai không lớn như ATNĐ. Bởi ATNĐ vào vùng Cà Mau và các tỉnh lân cận, nơi không thường xuyên xảy ra thiên tai nên tâm lí của người dân sẽ rất chủ quan. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi chính quyền lẫn người dân chưa có kỹ năng, kinh nghiệm phòng chống bão, cơ sở hạ tầng, nhà cửa cũng không kiên cố nên nguy cơ xẩy ra thiệt hại là rất lớn. Vì vậy, công tác tuyên truyền phải được đặc biệt chú trọng. Ngoài ra, cơn bão mới trên biển Đông cũng đang hướng vào Nam Trung Bộ nên nguy cơ “bão chồng bão” là hết sức đáng lo ngại.

“Các vấn đề di dân, kiểm đếm tàu thuyền, di chuyển lồng bè thủy sản vào vùng an toàn phải thật quyết liệt, bởi bà con nơi đây đều sống ở ven sông. Nước có thể tràn qua đê, toàn bộ vùng Bạc Liêu nuôi trồng thủy sản ven đê rất nhiều nên cần cảnh báo sớm và có phương án chủ động để hạn chế thiệt hại” – Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng đề nghị.

Về nguy cơ úng ngập ở TP.HCM, Cần Thơ, theo Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng, có thể có diễn biến mới khi mưa lớn, tập trung, kéo dài.

“Chúng ta đang tổ chức APEC, vì vậy công tác phòng chống bão còn phải đảm bảo để không ảnh hưởng đến hoạt động APEC. Các Ban chủ huy phòng chống thiên tai các tỉnh cần làm việc với Ban chỉ đạo APEC để trao đổi thông tin bàn bạc để có phương án đảm bảo an toàn cho các đoàn tham dự APEC” – ông Thắng lưu ý.

Đã có 2 người chết

Theo BCĐ Trung ương về Phòng chống thiên tai, bước đầu, ATNĐ đã gây thiệt hại về người. Cụ thể ngày 31/10, tàu QNa 91739 TS gồm 36 người ngư dân của xã Tam Giang (Quảng Nam) đã bị sóng đánh chìm làm 2 người chết, cứu được 34 người.

Cùng ngày, tàu cá KG 93952 TS bị sóng lớn chụp nước tràn tàu, 5 thuyền viên trên tàu được tàu hàng OCEAN TREASURE cứu vớt an toàn. Ngoài ra, tàu KG 93953 TS với 5 lao động, trên đường về Vũng Tàu tránh ATNĐ bị sóng đánh chìm. Các lao động được tàu hàng Singapore cứu vớt (chưa rõ số hiệu, đang tiếp tục xác minh)...

Tại ĐBSCL, hiện còn 397.000 ha lúa thu đông (trong tổng số 706 nghìn ha); 551.000 ha lúa mùa (trong tổng số 551 nghìn ha) chưa thu hoạch, nguy cơ xẩy ra ngập úng rất lớn. Ngoài ra, lúa vụ ĐX đã xuống giống được 130.000 ha...

 

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm