| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 01/07/2015 , 06:15 (GMT+7)

06:15 - 01/07/2015

'Bảo bối' đã có, nhưng...

Ngày 1/7/2015, Luật Doanh nghiệp sửa đổi và Luật Đầu tư sửa đổi năm 2014 có hiệu lực pháp luật. 

Điều này được giới doanh nghiệp chờ đón từ lâu. Bởi so với luật cũ, thì hai luật mới sửa đổi này thông thoáng hơn nhiều, có bước tiến dài theo hướng tích cực, chuyển từ chế độ chọn - cho sang chế độ chọn - bỏ.

Một trong những thay đổi lớn nhất của Luật Đầu tư là cấm đầu tư kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. Nếu như trước đây, doanh nghiệp chỉ được đầu tư kinh doanh những gì Nhà nước cho phép, thì nay, ngoài 6 ngành nghề cấm và 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp được tự do đầu tư kinh doanh những gì mà luật không cấm. Thủ tục đầu tư cũng thay đổi theo hướng thuận lợi hơn, đơn giản hơn cho nhà đầu tư.

Tiếp theo là quy định không ghi vốn pháp định trong giấy phép kinh doanh, cho doanh nghiệp quyền không sử dụng con dấu hoặc sử dụng nhiều hơn 1 con dấu, có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật. Ngoài ra, quy định về quản trị cũng thoáng hơn, đem lại quyền tự chủ cao hơn cho doanh nghiệp.

Có thể nói là doanh nghiệp được hưởng lợi rất nhiều từ hai luật mới này. Từ những thuận lợi đó, doanh nghiệp sẽ năng động hơn trong hoạt động, tính sáng tạo của doanh nghiệp sẽ được nâng cao hơn và có điều kiện cạnh tranh trong môi trường kinh tế hội nhập quốc tế.

Thế nhưng, tại hội nghị triển khai những điểm mới trong Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư sửa đổi năm 2014 diễn ra mới đây tại TP. HCM, cộng đồng doanh nghiệp vẫn băn khoăn và thắc mắc vì tuy hai luật có hiệu lực từ 1/7, nhưng đến nay, vẫn chưa có nghị định hoặc bất cứ một văn bản nào hướng dẫn thi hành luật.

Theo quy định, thì với bất cứ một luật nào, khi đi vào cuộc sống, Chính phủ cũng đều có nghị định hướng dẫn việc thi hành.

Nghị định chẳng khác nào “kim chỉ nam” để cộng đồng thi hành luật không nhầm lẫn, không vi phạm trong quá trình thi hành. Những điều còn chưa rõ ràng, hoặc có thể gây ra nhiều cách hiểu khác nhau… trong luật, đều được nghị định làm sáng tỏ, minh bạch, khiến luật có điều kiện đi vào cuộc sống thuận lợi hơn.

Mặc dù tại hội nghị, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư có mặt, khẳng định rằng luật đã rất rõ ràng và thông thoáng. Văn bản hướng dẫn chỉ có mục đích làm rõ thêm, Bộ cũng đang tích cực triển khai để ngày 1/7 này, tất cả quy định về 6 ngành nghề cấm kinh doanh và 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện được công bố.

Nhưng cộng đồng doanh nghiệp vẫn chưa hết băn khoăn về việc sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong giai đoạn đầu, đặc biệt là hai luật này có liên quan đến nhiều bộ, ngành khác.

Mong sao Chính phủ sớm ban hành nghị định hướng dẫn thi hành hai bộ luật quan trọng này.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm