| Hotline: 0983.970.780

Báo chí qua “lăng kính” nghị sỹ Quốc hội

Thứ Hai 21/06/2010 , 07:00 (GMT+7)

 ĐB Nguyễn Hữu Nhị (Nghệ An): Nhà báo đã làm việc có trách nhiệm

Có thể nói báo chí hôm nay đã góp phần quan trọng đưa đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống. Đồng thời tuyên truyền gương người tốt việc tốt, phổ biến kiến thức kinh nghiệm làm ăn cho các tầng lớp nhân dân… Cùng với cả hệ thống chính trị, báo chí đã phát hiện và ngăn chặn đẩy lùi các tệ nạn xã hội, nhất là đấu tranh phòng chống tham nhũng. Cuộc sống ngày càng đi lên nên đòi hỏi của người dân đối với báo chí ngày càng cao. Bản thân tôi mong muốn báo chí phản ánh đúng thực tế khách quan, tích cực biểu dương người tốt việc tốt nhiều hơn nữa, ngăn chặn đẩy lùi cái xấu trong xã hội.

Tôi cho rằng đội ngũ phóng viên của ta làm việc có trách nhiệm, dám lăn xả vào đời sống xã hội, phanh phui nhiều vụ tiêu cực, phản ánh ánh tâm tư nguyện vọng của người dân. Tuy nhiên trong làng báo vẫn có “con sâu làm rầu nồi canh” như một số đối tượng cá biệt đã lợi dụng nghề nghiệp để trục lợi cá nhân. Không chỉ báo chí có “sâu” mà ngành này ngành khác đều có. Song nhìn chung anh em phóng viên đều tâm huyết, có trách nhiệm với nghề nghiệp, với nhân dân.

ĐB Dương Trung Quốc (Hà Nội): Đã nói ra đừng sai sự thật

Tôi cho rằng sự phát triển mạnh mẽ của báo chí, sự “bùng khởi” về số lượng cơ quan báo chí hiện nay là chưa tương xứng với năng lực và chất lượng. Có thể thấy chúng ta có nhiều anh em phóng viên trẻ, năng động nhưng thiếu kinh nghiệm. Khâu quản lý báo chí thì có cái lỏng, có cái chặt quá. Cụ thể chỉ đạo tình huống chặt, trong khi quy chế về mặt pháp lý đối với hoạt động báo chí vẫn lỏng; chẳng hạn nhiều sai sót của báo chí đôi khi “được” bỏ qua.

Theo tôi hiện nay tâm lý của các doanh nghiệp là rất “ngại đụng” báo chí. Vì thế có thể họ thường hay né tránh hoặc tranh thủ lợi dụng báo chí, tác động vào đội ngũ phóng viên làm theo ý mình. Nhà báo “theo” doanh nghiệp để “uốn cong” ngòi bút là điều rất nguy hiểm.

Nói về báo chí đến với nông thôn, tôi cho rằng nếu chúng ta đặt vấn đề ngưòi nông dân đọc báo là rất khó. Trình độ dân trí của người dân nông thôn không thấp nhưng do hoàn cảnh địa lý, điều kiện kinh tế nên họ chưa tiếp cận báo chí qua thị trường. Về điểm yếu này không phải chúng ta không khai thác được. Nếu tổ chức tốt mạng lưới phát hành báo chí thì kể cả vùng xâu vùng xa nhất báo sẽ đến được với người dân ngay trong ngày.

Về vấn đề được coi là “nhạy cảm”, “đụng chạm” mà báo chí chưa thể đăng tải hết…Nói ở góc độ người nghiên cứu lịch sử, chúng tôi có 1 nguyên tắc là làm sử phải nói đúng sự thật, nhưng không phải sự thật nào cũng nói ra. Chỉ có điều là đã nói ra đừng nói sai sự thật. Trong trường hợp này ta phải đặt tiêu chí cơ bản là lợi ích xã hội và lợi ích quốc gia. Nếu lợi ích xã hội, lợi ích quốc gia được đặt lên hàng đầu thì nói ra rất dễ. Còn vì lợi ích của của nhóm này hay nhóm khác nhân danh lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội mà bảo vệ thì phải xem lại.

ĐB Trần Du Lịch (TPHCM): Cầu nối giữa Quốc hội với cử tri

Với tư cách nhà nghiên cứu khoa học, đại biểu Quốc hội, tôi đánh giá cao sự đóng góp tích cực của báo chí - là cầu nối thông tin giữa Quốc hội với cử tri. Bản thân tôi có những ý kiến của mình với Quốc hội, thông qua báo chí, cử tri biết mình đã đóng góp gì. Nhiều người dân đọc báo đã thông tin thêm cho tôi về sự việc đó, họ bày tỏ đồng tình hay không đồng tình và kiến nghị những gì. Có thể nói báo chí đã giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình.

Tôi cho rằng mỗi cơ quan báo chí đều có quan điểm riêng, song nhìn chung đều phản ánh một cách khách quan, đưa thông tin nhiều chiều. Cụ thể ngay trong kỳ họp này báo chí đăng ý kiến trái chiều của các ĐBQH tại phiên thảo luận dự án đường sắt cao tốc Hà Nội- TPHCM, đồ án quy hoạch Thủ đô…cử tri sẽ có thêm nhiều thông tin.

ĐB Thái Thị An Chung (Nghệ An): Thiếu báo NNVN, tôi cảm thấy hụt hẫng

Trước đây thỉnh thoảng tôi có đọc báo NNVN. Hơn 2 năm nay ĐBQH được trang bị NNVN nên tôi có cơ hội theo dõi thường xuyên tờ báo này. Báo rất hay, nội dung phong phú đặc biệt quan tâm vấn đề Nông nghiệp-nông thôn-nông dân, cụ thể là số chuyên đề có nhiều bài tổng hợp phân tích chuyên sâu và phóng sự điều tra thú vị.

Thú thật không chỉ tôi mà toàn bộ những người trong gia đình đều thích đọc NNVN. Mỗi ngày thiếu báo NNVN hay báo phát hành chậm, tôi cảm thấy hụt hẫng. Tôi mong muốn NNVN có nhiều loạt bài phóng sự hay hơn, phản ánh chân thực, sinh động về đời sống nông thôn trên mọi miền đất nước.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm