| Hotline: 0983.970.780

Báo động khoai tây TQ đội lốt Đà Lạt

Thứ Hai 17/06/2013 , 09:59 (GMT+7)

Những năm gần đây, nạn nhập khoai tây Trung Quốc kém chất lượng về “làm áo” rồi tung ra thị trường bán theo giá khoai tây Đà Lạt khá phổ biến.

Khoai tây là mặt hàng nông sản nổi tiếng của Đà Lạt (Lâm Đồng). Những năm gần đây, nạn nhập khoai tây Trung Quốc kém chất lượng về “làm áo” (rửa sạch, bôi đất đỏ bazan) rồi tung ra thị trường bán theo giá khoai tây Đà Lạt (từ 3.500 đ/kg khoai Trung Quốc nâng lên 15.000 – 25.000 đ/kg khoai Đà Lạt) diễn ra khá phổ biến.

Tuần đầu tháng 6/2013, một vụ nhập hàng khoai tây từ Trung Quốc về Đà Lạt với đầy đủ chứng từ, hóa đơn nhưng chất lượng “có vấn đề” nên đã bị cơ quan chức năng tiêu hủy đã khiến dư luận trong cả nước khá sửng sốt. Một trong những nguyên nhân khiến dư luận sửng sốt về lô hàng bị tiêu hủy này là vấn đề giá cả.

Qua kiểm tra kho hàng của bà Nguyễn Thị Nguyệt (sinh năm 1969) tại tổ Thái An, phường 12 (Đà Lạt), đội kiểm tra liên ngành 127 TP Đà Lạt “ghi nhận” bà Nguyệt đã nhập về từ Trung Quốc 2 lô hàng 52 tấn khoai tây, gồm 26 tấn khoai hồng và 26 tấn khoai vàng. Sau khi đưa mẫu đi phân tích, cơ quan chức năng của tỉnh Lâm Đồng nhận được kết quả: Lô hàng 26 tấn khoai tây hồng có dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép đến 16 lần. Bà Nguyệt đã bị xử phạt 3.500.000 đ; đồng thời, toàn bộ lô hàng 26 tấn khoai tây hồng đã được mang đi tiêu hủy.


 26 tấn khoai tây hồng Trung Quốc do bà Nguyệt mang về Đà Lạt có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng 16 lần

Theo hóa đơn do bà Nguyệt xuất trình với cơ quan chức năng thì tổng giá trị của 2 lô hàng 52 tấn khoai tây này là 182.582.400 đồng; tính ra, mỗi kg không đến 3.500 đ. Hiện tại, trên thị trường Đà Lạt, 1kg khoai tây có giá dao động từ 15.000 – 20.000 đ; ở TP HCM và các tỉnh miền Trung (thị trường của khoai tây Đà Lạt), giá này khoảng 25.000 – 30.000 đ/kg. Người ta ước tính, nếu “làm áo” và tiêu thụ trót lọt 52 tấn khoai tây này, chủ hàng sẽ thu được số tiền hàng tỷ đồng.

Điều đáng nói, toàn bộ lượng hàng hóa nhập về từ Trung Quốc nói trên đều được bà Nguyễn Thị Nguyệt xuất trình đầy đủ các thứ giấy tờ hợp lệ. Trong đó, đáng nói là hai giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của Trạm Kiểm dịch thực vật Tân Thanh và Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII số 7185 cấp ngày 20/5/2013 và số 7631 cấp ngày 2/6/2013. Cùng đó, Công ty TNHH quốc tế Anh Quân (Tây Hồ, Hà Nội), đơn vị bán hàng cho bà Nguyệt, cũng có hóa đơn thuế giá trị gia tăng xuất hàng cho bà Nguyệt.

Rõ ràng là cả hai giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của hai cơ quan chức năng đã cấp cho 2 lô hàng này đều “ghi nhận” dư lượng thuốc BVTV của 52 tấn khoai tây Trung Quốc nhập về đó đều nằm trong phạm vi an toàn. Thế nhưng, điều bất ngờ là sau khi được đưa về Đà Lạt và được cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng lấy mẫu đưa đi phân tích thì một trong 2 lô hàng khoai tây Trung Quốc này đã “có vấn đề”.

Cụ thể, theo báo cáo ngày 14/6/2013 của Chi cục BVTV Lâm Đồng: Kết luận của Trung tâm Phân tích thuộc Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, mẫu khoai tây hồng có hoạt chất thuốc BVTV Chlorpyrifos (có tác dụng trị bệnh cây trồng nhưng rất có hại cho sức khỏe người) là 0,8mg/kg tươi, cao gấp 16 lần so với giới hạn tối đa cho phép (0,05mg/kg tươi) (lô hàng khoai tây vàng có dư lượng thuốc BVTV trong phạm vi an toàn).

Dư luận ở Đà Lạt trong nhiều năm qua đã đặt câu hỏi là tại sao dân xứ khoai tây Đà Lạt lại nhập khoai tây Trung Quốc nhiều và khá… dễ dàng đến như vậy! Vụ cơ quan chức năng mạnh tay tiêu hủy 26 tấn khoai tây Trung Quốc không an toàn nói trên của bà Nguyễn Thị Nguyệt liệu có làm sáng tỏ phần nào vấn đề mà dư luận đặt ra lâu nay không?

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm