| Hotline: 0983.970.780

Bao giờ mới được an cư?

Thứ Tư 25/09/2013 , 10:34 (GMT+7)

Không biết tự lúc nào, người dân ở thôn Long Châu (xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) có thêm một "xóm" mới, đó là là xóm vạn đò.

Không biết tự lúc nào, người dân ở thôn Long Châu (xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) có thêm một "xóm" mới, đó là là xóm vạn đò.

Ông Cao Văn Thắm, trưởng thôn Long Châu, cho biết: “Thôn có hơn 100 hộ dân vừa làm nghề nông vừa sống nghề chài. Do đất chật người đông nên một số gia đình ở hẳn dưới đò. Dần dần, quy tụ nhiều người có hoàn cảnh như vậy mà hình thành nên vạn đò bây chừ. Hiện xóm vạn đò có gần 40 hộ. Họ không có đất để ở và sản xuất nên cuộc sống khá cơ cực".

Cơ cực

Dưới bến sông, một con đò nhỏ được buộc dây neo vào cột sào cứ dềnh lên dập xuống theo con sóng. Chủ nhân của con đò này là gia đình ông Nguyễn Văn Canh (84 tuổi) và bà Nguyễn Thị Cẩn (82 tuổi). Nghe tiếng người gọi, ông canh vén tấm mành che đầu hồi mái tum rồi nhảy lên bờ trò chuyện.

Theo ông Canh, ba mẹ ông cũng ở đò. Sau khi cưới vợ, ông Canh được ra riêng bằng cuộc sống trên con đò nhỏ. Từ thời trai trẻ cho đến bây giờ, ông Canh đã ba lần "chuyển nhà". Ông giải thích: “Tức là thay được con đò lớn hơn vì lúc đó có hai, ba đứa con rồi nên đò nhỏ thì chật chội lắm. Tối đến không có chỗ mà nằm ngủ”.

Hai ông bà có tất thảy 7 người con. Cứ đứa nào chớm tuổi thanh niên là ông bà gói gém hành lý cho ít tiền ăn rồi đón xe đi vào các tỉnh phía Nam tìm kế sinh nhai. “Cũng chỉ hy vọng con cái có cái nghề kiếm sống và thoát được cái cảnh ăn đò, ngủ đò như bố mẹ thôi. Nhưng sống bằng nghề làm thuê cũng khó khăn nên con cái cũng chẳng giúp gì được cho bố”, ông Canh nén tiếng thở dài.

Ngồi bó gối trong căn lều nhìn ra cửa, bà Cẩn ao ước: Trên tám mươi tuổi rồi, nếu chết mà được nằm trong nhà thì cũng đáng. Mà đến lúc nào mới có đất làm nhà?!


Bà Nguyễn Thị Cẩn: Biết đến khi nào có được đất để làm nhà?!

Người già khổ đã đành, đám trẻ con của xóm vạn đò cũng chịu khổ theo. Gia đình anh Hoàng Văn Lâm ở xóm vạn đò có 3 đứa nhỏ. “Cố gắng lắm thì đứa đầu cho học hết lớp 3 thì thôi. Mấy đứa sau chưa biết tính thế nào cho phải nhẽ đây. Vì ngoài việc quá khó khăn về tiền bạc còn cộng thêm cái khó chỗ đi về nữa. Không có nơi ở cố định thì con cũng khó đi học”, anh Lâm thở dài.

Cũng theo anh Lâm, đời sống người dân vạn chài nhờ vào con tôm, con cá dưới sông Gianh. Trước đây còn có thể kiếm được gạo hàng ngày, chứ bây giờ cũng khó lắm. "Có khi thả lưới cả ngày cũng chỉ được vài con cá vặt thôi. Hiếm hoi lắm mới có ngày thu được trăm bạc", anh Lâm cho hay.

Mấy chục đứa trẻ vạn đò phần lớn đang độ tuổi đến trường đang trong tình trạng thất học hoặc đến trường theo kiểu bữa đực, bữa cái. Anh Lâm lý giải: “Nếu cho con đi học thì có bố hay mẹ chăm đón. Nhưng ở đây, con lên trường rồi, bố mẹ phải xuống đò đi đánh bắt. Nhiều khi theo con nước không thể đến trường để đón con thì cũng không thể nhờ ai được. Nhiều gia đình cứ để con ngồi đợi trên bến sông từ trưa tới chiều”. 

Hy vọng lên bờ

Người dân vạn đò Long Châu cũng đã được thắp lên niềm hy vọng khi vào dịp đầu năm 2010, cán bộ huyện về làm dự án khu di dân để ổn định cuộc sống cho bà con. Ông Hoàng Thanh Hương, Chủ tịch UBND xã Phù Hóa, cho hay: “Dự án đã cắm mốc với diện tích gần 6 ha, tổng mức đầu tư gần 9 tỷ đồng. Nguồn vốn được bố trí theo chương trình di dân của Chính phủ và Đề án bố trí dân cư tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 - 2010. Mục tiêu dự án là hỗ trợ di dân; san lấp mặt bằng; hoàn thiện cơ sở hạ tầng như điện, nước sinh hoạt”.

Tha thiết với nguyện vọng người dân, UBND xã được làm chủ đầu tư các hạng mục kè, đường vào khu di dân. Bà con ủng hộ, góp sức, chỉ sau vài tháng, tuyến kè và con đường dẫn vào khu di dân được hoàn thành với tổng kinh phí gần 1,6 tỷ đồng. Ông Hương nhắc lại: “Khi chúng tôi hoàn thành kè đường vào thì cứ tưởng chắc chắn những hạng mục tiếp theo được thi công. Nhưng không ngờ, tất cả chỉ dừng lại ở đó”.

Mang theo nỗi niềm của người dân vạn đò, chúng tôi trao đổi với ông Trương Văn Toan, cán bộ phụ trách dự án (Phòng NN-PTNT huyện Quảng Trạch). Ông Toan chia sẻ: “Trong giai đoạn hiện nay, số vốn để bố trí cho các hạng mục tiếp theo rất khó khăn. Phòng đã báo cáo cụ thể với lãnh đạo huyện nhưng vì số tiền quá lớn nên đành phải đợi từ tỉnh và Trung ương”.

“Chính quyền xã đã nhiều lần đề xuất với huyện, tỉnh về việc bố trí nguồn vốn xây dựng khu di dời để người dân vạn đò Long Châu sớm ổn định cuộc sống nhưng lúc nào cũng nhận được thông tin là nguồn vốn khó khăn quá, không biết lúc nào có được. Chúng tôi đành phải động viên bà con mình gắng đợi chờ thêm chút nữa”, ông Hoàng Thanh Hương, Chủ tịch UBND xã Phù Hóa.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm