| Hotline: 0983.970.780

Bảo hiểm giá lúa: 4.000đ hay 4.500đ/kg?

Thứ Tư 24/02/2010 , 07:15 (GMT+7)

Sau những ngày vui xuân đón Tết, hàng ngàn hộ nông dân ở ĐBSCL đã bắt tay vào thu hoạch lúa ĐX chính vụ. Trúng mùa nhưng nhiều nông dân vẫn tỏ ra kém vui khi mà giá thu mua lúa từ trước Tết đến nay cứ đuối dần. Hiện giá lúa đang đứng ở mức 4.500 - 5.000 đồng/kg (tùy giống), giảm khoảng 1.000 đồng/kg so với thời điểm trước Tết.

* Hơn 10 ngày qua giá lúa ở ĐBSCL giảm hơn 1.000 đồng/kg khiến nhà nông tiếc rẻ.

Sau những ngày vui xuân đón Tết, hàng ngàn hộ nông dân ở ĐBSCL đã bắt tay vào thu hoạch lúa ĐX chính vụ với năng suất khá cao: 7-8 tấn/ha. Trúng mùa nhưng nhiều nông dân vẫn tỏ ra kém vui khi mà giá thu mua lúa từ trước Tết đến nay cứ đuối dần. Hiện giá lúa đang đứng ở mức 4.500 - 5.000 đồng/kg (tùy giống), giảm khoảng 1.000 đồng/kg so với thời điểm trước Tết. Với mức giá này tính ra nông dân vẫn có lời nhưng mỗi ha lợi nhuận đã giảm gần 10 triệu đồng. 

Trúng mùa nhưng người nông dân vẫn tỏ ra kém vui

Ông Huỳnh Lộc Phú, thương lái ở xã Vĩnh Thới (Lai Vung, Đồng Tháp) cho biết: Nếu như mọi năm mùng 4 tết xuất hành thu mua lúa thì năm lại phải nằm án binh vì chưa nhận được đơn đặt hàng từ phía DN thu mua XK. Hiện tại, giá lúa hàng hóa ở những cánh đồng lớn thuộc Tứ giác Long Xuyên chỉ còn 4.100 đồng/kg, nhưng chẳng thương lái nào dám đưa ghe vào mua vì trước Tết đã có rất nhiều thương lái lỗ nặng, mua lúa giá cao bán gạo giá thấp.

Hiện tại, giá gạo 15% tấm chỉ còn khoảng 5.800 đồng/kg, gạo 5% tấm khoảng 6.000 - 6.100 đồng/kg. Bình quân giảm từ 1.000 - 1.500 đồng/kg trở lên so trước tết. Giá lúa đã giảm, DN xay xát chưa nhận được đơn đặt hàng XK từ các Cty lớn nên càng hạn chế mua. Từ trước Tết nhiều thương lái mua lúa giá cao về xay gạo chưa kịp bán cho DN thì giá gạo đã sụt dẫn đến lỗ nặng. Ông Tống Văn Linh ở xã Tân Thành (Lai Vung) nói: Với tình hình giá gạo không ổn định như hiện nay, thà neo ghe chịu đóng lãi ngân hàng chứ còn gòng ghe đi mua lúa còn lỗ nặng hơn.

Ông Dương Nghĩa Quốc, PGĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho rằng: “Hầu hết nông dân trồng lúa ở ĐBSCL đều trông cậy vào vụ ĐX. Vì vậy giá lúa sụt giảm đã tác động trực tiếp đến tâm lý nông dân. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cần sớm can thiệp, chỉ đạo cho các DN thành viên đẩy mạnh thu mua để kéo giá lên". Còn ông Nguyễn Hữu An, PGĐ Sở NN - PTNT Hậu Giang "hiến kế": Chúng tôi khuyến cáo nông dân không nên vội bán lúa, mà có điều kiện nên trữ lúa lại.

Năm 2010, ngành nghiệp ĐBSCL phấn đấu mỗi tỉnh bao tiêu theo hợp đồng ít nhất 25% sản lượng lúa ĐX và HT. Tỉ lệ này sẽ được nâng dần trong những năm tiếp theo.

Được biết, để giữ giá lúa và đảm bảo mức lợi nhuận tối thiểu 30% cho nông dân, VFA đã đưa ra thông tin mức giá bảo hiểm trong vụ ĐX này là 4.000 đồng/kg. Theo ước tính giá thành vụ ĐX năm nay khoảng 2.000 - 2.200 đồng/kg lúa, có nơi đến 2.500 đồng/kg. Nếu diễn biến thị trường sụt giảm thì VFA sẽ chỉ đạo gấp các DN thành viên đẩy mạnh thu mua để nâng giá lúa lên.

Tuy nhiên ông Phan Nhựt Ái, GĐ Sở NN - PTNT Vĩnh Long nói: "Giá sàn bảo hiểm VFA đưa ra 4.000 đồng/kg là quá thấp so với công lao động thực tế của nhà nông. Theo tôi giá bảo hiểm phải từ 4.500 đồng mới phù hợp với công lao động của nhà nông trong 4 tháng sản xuất". Hơn nữa hiện mới là đầu vụ mà giá lúa đã giảm mạnh thì đến thời điểm thu hoạch rộ giá lúa sẽ còn tiếp tục giảm. Đến lúc đó, liệu mức giá bảo hiểm này có được duy trì khi mà cả DN thành viên VFA và nông dân đều phụ thuộc vào thương lái?

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm