| Hotline: 0983.970.780

Bạo lực học đường và ứng xử xã hội: Có nên đẩy đến đường cùng?

Thứ Ba 22/11/2011 , 10:25 (GMT+7)

Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường? Đuổi học hay xử lí hình sự có phải là giải pháp?

Ảnh từ video clip
Công an Bắc Ninh vừa khởi tố 3 nữ học sinh lớp 11, Trường PTTH Phố Mới, huyện Quế Võ vì hành vi tổ chức đánh, cắt áo của một nữ công nhân; 3 ngày sau trên trang mạng Youtube lại xuất hiệp video clip một nhóm học sinh nữ huyện An Lão, Hải Phòng đánh bạn và bị nhà trường đình chỉ học tập. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Đuổi học hay xử lí hình sự có phải là giải pháp để ngăn chặn nạn bạo lực học đường?  

Những ngày này, người dân thôn Guột xã Việt Hùng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh bàn tán xôn xao về chuyện 3 nữ sinh Trường TPTH Phố Mới bị khởi tố vụ án hình sự gồm Nguyễn Thị Thùy Trang, Nguyễn Thị Thúy, Nguyễn Thị Thủy. Một em khác là Nguyễn Thị Huệ cũng tham gia nhưng do chưa đủ 16 tuổi nên không bị khởi tố . Những lời bàn tán dị nghị từ hàng xóm khiến hơn một tuần qua người nhà của 4 nữ sinh không ai dám ra khỏi nhà vì ngại lời qua tiếng lại.

Chị Mai Thị Huyền, mẹ của em Nguyễn Thị Thùy Trang (được coi là đối tượng cầm đầu trong đoạn video clip) không giấu nổi sự tức giận. Chị Huyền là người buôn bán ở chợ, nhưng mấy ngày qua hàng hóa thường ế ẩm. Người đến mua hàng thì ít mà đến hỏi chuyện của cháu Trang thì nhiều. Người mẹ này ngượng không biết để đâu cho hết. Làm cha làm mẹ ai chẳng muốn con mình ngoan ngoãn, học giỏi. Nhưng con dại cái mang, sự việc đã đến nước này chị Huyền cũng chỉ biết nuốt lệ vào lòng để giữ bình tĩnh, nghĩ cách giáo dục con cái.

 Từ khi bị đuổi học đến nay, Trang suốt ngày lủi thủi một mình, tránh mặt tất cả mọi người. Ngay kể cả bố mẹ mà Trang còn không dám ngồi đối diện nhìn thẳng vào mặt để nói chuyện. Ăn uống thất thường, đã nhiều bữa nhịn ăn nên đến nay Trang gầy quặt đi. Lo ngại con gái tinh thần không ổn định, sinh quẫn, vợ chồng chị Huyền không dám mắng chửi, một mặt khuyên nhủ động viên, mặt khác phải chở con đi khắp nhà anh em họ hàng để xin lỗi. Sự việc xảy ra quá bất ngờ đến nỗi gia đình cũng chẳng hiểu nguyên do vì sao mà Trang lại hành động như vậy.

Mỗi lần dò la hỏi chuyện thì Trang cũng chỉ nói vỏn vẹn một câu “tức thì đánh”. Hỏi tiếp Trang không nói gì mà chỉ ôm mặt khóc. Nguyễn Thị Thúy, bạn tham gia "đánh hội đồng" cùng với Trang, cũng ở cùng thôn Guột. Vốn là diện hộ nghèo của xã, hoàn cảnh gia đình Thúy rất éo le. Mẹ mất sớm, bố lấy vợ hai. Nhà Thúy có 4 anh chị em. Mẹ quanh năm chỉ biết lam lũ mấy sào ruộng. Bố Thúy tranh thủ thời gian nông nhàn đi xách vữa thuê.

Là bạn thân của nhau nhưng Thúy chưa hề nghe chuyện gì xích mích từ Trang.  Khi Trang đến gọi, Thúy đi chơi cùng bạn bình thường như những lần khác, đến lúc Trang gọi đối tượng ra một nơi gần khu vực của Cty rồi lao vào đánh. Thấy vậy, Thúy cũng nhảy vào đánh mấy cái rồi vô tư ra về cùng các bạn. Trong đầu óc non nớt của Thúy từ trước đến nay, mỗi khi mắc phải lỗi lầm, cái sợ nhất là bố mẹ mắng, thầy cô trách phạt. Thúy chưa bao giờ nghĩ đến việc trở thành đương sự trong một vụ án.  

Khi công an huyện về làm việc tại nhà thì gia đình mới tá hỏa. Ở trong làng Thúy được coi là người hiền lành, chưa bao giờ có lời ra tiếng vào mà nay có công an đến, hàng xóm ai cũng dị nghị. Từ hôm đó, cuộc sống gia đình của Thúy cũng bị đảo lộn. Bố Thúy, ông Nguyễn Văn Tín cho biết: Sau khi sự việc xảy ra, bốn gia đình chúng tôi đã xuống tận nơi thăm hỏi động viên gia đình nạn nhân và mong họ tha thứ cho sự nông nổi của các con mình và hứa sẽ dạy dỗ quan tâm tới các cháu hơn. 

Khi có một video clip bạo lực tung lên mạng, chỉ sau vài giờ số lượng người truy cập đã lên tới hàng vạn. Khả năng lan tỏa nhanh chóng của vụ việc cho thấy giới trẻ ngày nay luôn háo hức trông đợi cơ hội được chiêm ngưỡng những hình ảnh mang xu hướng bạo lực. Cùng theo đó, bất chấp những “hình phạt” khắt khe của nhà trường, của xã hội một bộ phận học sinh luôn sẵn sàng tạo “sốc” để được lên mạng, để khẳng định mình.

“Bây giờ cháu không được đi học nữa, tôi rất lo cháu sẽ lạc vào con đường ăn chơi lêu lổng, rồi dẫn đến các tệ nạn xã hội. Vốn dĩ  nó đang bị áp lực rất lớn từ phía xã hội dễ dẫn suy nghĩ nông cạn mà làm liều thì khốn khổ”, ông Tín lo lắng. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh nhưng nhìn chung hoàn cảnh gia đình của các em Trang, Thúy và Thủy (người quay video clip) đều khó khăn. Cha mẹ ít có thời gian quan tâm  giáo dục con cái. Khi xảy ra sự việc mẹ Thủy còn đang ốm đau bệnh tật, nằm trên giường bệnh, mọi công việc đồng áng, chăm sóc gia đình đều trông vào bố nên ngoài giờ học ở trường Thủy gần như được thả rông, chơi cùng chúng bạn.

Nhận xét về các em, ông Nguyễn Văn Nhận, trưởng thôn Guột cho rằng: Các cháu sống ở địa phương rất tốt, chưa có điều gì xảy ra, nhất là việc tụ tập chơi bời. Vốn sống trong hoàn cảnh gia đình nghèo khó nên các cháu khá ngoan. Tôi nghĩ hành động của các cháu chỉ là bột phát, không nên đẩy các cháu đến đường.

+ Ông Nguyễn Văn Thiềng, Hiệu trưởng Trường THPT Phố Mới: Phạm vào trọng tội

Trường chúng tôi là 1 trong 11 trường tư thục của tỉnh Bắc Ninh, hầu hết học sinh xin vào trường đều thuộc đối tượng thi chuyển cấp bị rớt “gom” lại của các trường khác. Vì vậy nhà trường đã phải đặt ra quy chế riêng. Cụ thể, nếu học sinh nào phạm vào những điều: Vô lễ với thầy cô giáo, cán bộ nhân viên trong nhà trường; Đánh nhau gây thương tích; Nghiện hút; Bỏ học nhiều giờ không lý do đều bị kỷ luật.

Nhìn chung ở trong trường, bốn học sinh này không có điều gì tai tiếng hay quậy phá. Học lực của các em ở mức trung bình. Tuy nhiên các em đã có hành vi tổ chức đánh người có chủ mưu gây thương tích. Có thể nói các em đã phạm vào một “trọng tội” cần phải có biện pháp mạnh để làm gương cho những học sinh còn lại. Trường hợp của bốn em học sinh đánh nhau này, nhà trường đã có quyết định đuổi học từ ngày 7/11 và việc đuổi học các em là hoàn toàn xứng đáng. 

+ Ông Nguyễn Văn Hải, phụ huynh học sinh Nguyễn Thị Thùy Trang:

Hai vợ chồng chúng tôi suốt ngày chỉ lo kiếm bữa cơm, có tiền cho con nộp học nên cũng ít quan tâm đến chuyện học hành, riêng tư của con cái. Để xảy ra sự việc như thế này, trách nhiệm chính thuộc về gia đình vì đã thiếu quan tâm chăm sóc cháu. Bây giờ cháu không được đi học nữa tôi rất lo cháu sẽ lạc vào con đường ăn chơi lêu lổng, rồi dẫn đến các tệ nạn xã hội.  

 

 

+ Ths Tâm lí lâm sàng Đinh Thị Oanh, TT Nghiên cứu Tâm lý Trẻ em N-T: Nâng đỡ hành vi để trẻ điều chỉnh bản thân

 

Việc áp dụng các hình phạt như đình chỉ, đuổi học hay đưa trẻ vào trung tâm giáo dưỡng chỉ mang tính chất răn đe nhất thời, không đem lại hiệu quả triệt để vì có thể sau khi từ Trung tâm giáo dưỡng ra trẻ sẵn sàng tái diễn lại hành vi bất cứ lúc nào. Tâm lý của trẻ luôn đi tìm các giới hạn mới. Khi trẻ có biểu hiện hung tính, chống đối thì đó là thông điệp phát đi để kiểm chứng thái độ của cha mẹ và phản ứng của mọi người xung quanh.

Nếu ta thỏa hiệp với hành vi đó, đáp ứng nhu cầu của trẻ thì lần sau trẻ vẫn tiếp tục tái diễn nhưng nếu ta sử dụng các biện pháp nhằm áp chế trẻ thì lần sau trẻ sẽ tiếp tục thăm dò ngưỡng chịu đựng của cha mẹ với cấp độ nghiêm trọng hơn nhằm thỏa mãn mục đích của chúng. Đặc biệt, đối với những trẻ có khuynh hướng biểu lộ hung tính thường xuyên, tức là đã bị “nhiễu loạn” về hành vi thì cần phải có phương pháp hỗ trợ tâm lý riêng theo từng trường hợp cụ thể. Không nên cưỡng bức trẻ bằng những biện pháp hành chính hay hình sự mà điều quan trọng là chúng ta phải biết nâng đỡ hành vi của trẻ để trẻ tự nhận ra các giá trị chuẩn mực trong xã hội và điều chỉnh bản thân. 

+ Bà Nguyễn Thị Huyền, GV Trường THPT Hoàng Diệu (Hà Nội)

Môi trường của những đứa trẻ là trường học, khi trẻ vi phạm thì cần dạy dỗ, uốn nắn chúng bằng quy chế của nhà trường. Phải phân biệt hành vi vi phạm của học sinh với các loại tội phạm chứ không nên làm trầm trọng hóa vấn đề, áp dụng luật pháp với trẻ nhỏ một cách khiên cưỡng. Tôi không hiểu CA tỉnh Bắc Ninh khởi tố những đứa trẻ với động cơ gì nhưng chắc chắn không phải nhằm mục đích giáo dục.

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 'Chỉ bàn làm, không bàn lùi'

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần 'chỉ bàn làm, không bàn lùi', ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương; vượt nắng, thắng mưa, hoàn thành tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.

Tây Ninh chấn chỉnh nhiều nhà máy tinh bột sắn gây ô nhiễm

Nhiều cơ sở sản xuất tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thường xuyên xả thải trực tiếp ra môi trường dù bị phạt nặng. Tỉnh này đang quyết liệt chấn chỉnh…

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm