| Hotline: 0983.970.780

Bão mạnh nhất 10 năm qua, lồng lộn hướng vào miền Trung

Thứ Sáu 08/11/2013 , 06:00 (GMT+7)

GĐ Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương nhận định khi vào Biển Đông, siêu bão Hải âu sẽ di chuyển rất nhanh và giật hết cấp bão.

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương, tới chiều 7/11, siêu bão Haiyan (Hải âu) ở vào khoảng 9,5 độ vĩ bắc; 130 độ kinh đông, cách đảo Min - Đa - Nao (Philippin) khoảng 500 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 17 (tức là từ 202 đến 221 km/h), giật trên cấp 17.


Vị trí và hướng đi của siêu bão Hải âu.

Dự báo tới trưa 8/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,5 độ vĩ bắc; 123,4 độ kinh đông, trên khu vực miền Trung Philippin. Bão di chuyển nhanh theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30 - 35km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, cấp 17 (tức là từ 184 đến 221 km/h), giật trên cấp 17.

Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển nhanh theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 35km. Đến trưa mai (9/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,1 độ vĩ bắc; 114,5 độ kinh đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc Quần đảo Trường Sa) khoảng 200km về phía bắc.

Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, cấp 15 (tức là từ 150 đến 183 km/h), giật trên cấp 17. Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển nhanh chủ yếu theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30km.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, từ chiều tối 8/11, vùng biển phía đông Biển Đông gió sẽ mạnh dần lên cấp 9, cấp 10, sau tăng lên cấp 12, cấp 13, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 14, cấp 15, giật trên cấp 17. Biển động dữ dội.

Tại cuộc họp BCĐ PCLB Trung ương ngày 7/11, GĐ Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương, ông Bùi Minh Tăng nhận định khi vào Biển Đông, siêu bão Hải âu sẽ di chuyển rất nhanh và giật hết cấp bão. Khi vào bờ, nếu bão tiếp tục đi lan ra theo hướng bắc, đổ bộ vào khu vực ven biển miền Trung thì sẽ gây mưa lớn trên diện rộng từ suốt Bắc Trung bộ ra tới cả Hà Nội.

Trên bản đồ dự báo của Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương, dự kiến tâm bão sẽ đổ bộ vào Quảng Ngãi. Trong khi đó tới hôm qua, cơ quan dự báo khí tượng của Hải quân Mỹ tiếp tục phát đi dự báo hướng đi của tâm bão sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Đà Nẵng tới Quảng Trị.

Phó Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Đại tá Phạm Văn Tỵ cho rằng, siêu bão này sẽ gây sóng lớn, đặc biệt nguy hiểm với tàu thuyền. “Bằng mọi cách phải yêu cầu tàu thuyền vào bờ hoặc tìm nơi tránh bão an toàn. Bởi khi bão vào, tàu thuyền gặp nạn sẽ không thể nào tiếp cận để cứu hộ cứu nạn do sóng cao, gió lớn, ngay cả tàu của hải quân đặc chủng cũng không thể tiếp cận” - ông Tỵ nói.

Trước diễn biến nguy hiểm của bão Hải âu, Bộ trưởng Cao Đức Phát hết sức lo lắng cho biết, đây là siêu bão mạnh nhất trong vòng 10 năm gần đây. Dự báo, bão sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh miền Trung trong khoảng thời gian từ tối ngày 10 đến rạng sáng ngày 11/11 với sức gió vùng tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15.

Ông Phát yêu cầu bắt đầu ngay từ chiều 7/11, các tỉnh từ Bình Định đến Nghệ An sẵn sàng mọi phương án đối phó với bão, đặc biệt lưu ý di dân vùng ven biển, tìm mọi cách thông báo, kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh trú.

Cũng theo ông Phát, từ sáng 10/11, các địa phương chủ động nắm diễn biến bão để ban hành lệnh cấm biển. Trên khu vực đất liền, lưu ý từ tối ngày 10/11, ở vùng có gió cấp 10 trở lên, công an chủ động cấm đường, không để phương tiện lưu thông khi bão đổ bộ.

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phú Yên tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

Tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước để cảnh báo người dân tổ chức sản xuất, không để thiếu nước sinh hoạt.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm