| Hotline: 0983.970.780

Báo Mỹ cảnh báo nạn rửa tiền qua bất động sản

Thứ Sáu 19/01/2018 , 09:12 (GMT+7)

Tờ Miami Herald vừa cho biết, cơn sốt bất động sản (BĐS) cao cấp làm cho chính phủ Mỹ không khỏi lo lắng, đặc biệt là nạn rửa tiền thông qua BĐS hay dùng tiền bẩn để mua nhà.

Tiền bẩn được rửa qua BĐS

Hiệp hội các Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ), trụ sở chính tại Washinton, Mỹ mới đây cảnh báo chính quyền Mỹ về nạn rửa tiền mới tại Mỹ thông qua dịch vụ mua bán  BĐS cao cấp. Những phi vụ mới này được phanh phui sau hàng loạt scandal  trốn thuế, rửa tiền được đề cập trong 'Hồ sơ Panama'. Thậm chí, ICIJ còn nhấn mạnh, chính quyền các đô thị lớn của Mỹ còn làm ngơ các hoạt động này phát triển, như Miami (Florida), Manhattan (New York)....

Chỉ tính riêng 2015, tại Miami có tới trên 50% số vụ giao dịch BĐS, trị giá hàng trăm triệu USD, được thanh toán ngay sau khi ký hợp đồng, phần lớn lại được giao dịch bằng tiền mặt thông qua các pháp nhân hữu hạn. Theo hãng quản lý dữ liệu BĐS PropertyShark (PSI), tại Manhattan 6 tháng cuối năm 2015, đã có trên 1.000 vụ mua nhà trị giá 3 triệu USD một đơn nguyên được thực hiện, đưa tổng số tiền giao dịch trong các vụ mua bán này lên tới 6,5 tỉ USD. Đơn cử, Isaias 21 Property, một công ty  nước ngoài chi nhánh tại Miami đã chi 3 triệu USD để mua căn hộ sang trọng mới xây, 3 phòng ở St. Regis, Bal Harbour.

Miami - điểm đến lý tưởng 'rửa tiền' qua BĐS

Qua Hồ sơ Panama người ta phát hiện thấy, cho dù núp danh dưới nhiều tên gọi khác nhau nhưng chủ nhân đích thực của Isaias 21 Property vẫn là Paulo Octavio Alves Pereira, cựu chính khách Brazil, phó thống đốc bang Brasilia, người từng bị buộc tội tham nhũng 43 triệu USD năm 2012 đã đứng ra mua căn hộ hạng sang nói trên núp danh công ty Mateus 5 International Holding, có trụ sở tại quần đảo British Virgin Islands thuộc Anh. Thực chất, đây là cách rửa tiền khá tinh vi của Paulo Octavio Alves Pereira nhằm che mắt chính phủ Brazil.

Vì sao Miami lại là điểm đến hấp dẫn rửa tiền?. Xin thưa, luật  lệ ở đây khá lỏng lẻo, nếu không nói là khuyến khích. Chính quyền chẳng buồn quan tâm tới nguồn gốc tiền đổ vào lĩnh vực BĐS, thậm chí, còn xem là nguồn thu lớn cho thành phố, biến giá nhà đất ở đây cao vào diện nhất nhì thế giới. Trung bình cứ 10 giao dịch BĐS ở Miami thông qua các công ty vỏ bọc nước ngoài, thì có một nửa thuộc diện chủ nhân của nó nhúng chàm, liên quan đến tham nhũng, trốn thuế.

Quần đảo British Virgin Islands thuộc Anh, thiên đường trốn thuế và rửa tiền

Cũng theo Miami Herald, không chỉ có Florida, nhiều thành phố lớn của Mỹ cũng là "điểm đến" của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Theo thống kê của PSI, từ QII/2014 đến hết QI/2015 đã có hơn 100 tỷ USD được người nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực BĐS. Đi đầu có Trung Quốc, Canada, Ấn Độ, khu vực Mỹ Latinh, Mexico và Anh. Cơn sốt BĐS tăng cao làm cho giá nhà đất ở New York City, như   Manhattan tăng vọt, có những căn hộ được hét giá hơn 100 triệu USD. Tuy đắt, nhưng vẫn hết veo, còn giá 1-3 triệu USD thì không có hàng đến bán.

Qua điều tra của báo chí, chủ nhân đích thực của những căn hộ sang trọng này đều thuộc nhóm chính trị gia, tỷ phú siêu giầu đến từ các nước, không ít trong số này thuộc diện làm ăn bất chính, rửa tiền hoặc trốn tránh pháp luật. Ngoài Paulo Octavio Alves Pereira, còn có một danh sách dài cái tên khác như Marcelo Carvalho Cordeiro, Helder Rodrigues Zebral, Miguel Jurno Neto, Marcos Pereira Lombardi.... Theo điều tra của tờ  New York Times, gần một nửa số nhà trên toàn nước Mỹ trị giá ít nhất 5 triệu USD, đều do các công ty vỏ bọc mua hộ.

Paulo Octavio Alves Pereira và căn hộ vừa tậu được tại Miami

Việc mua bán BĐS diễn ra "đúng quy trình", do các công ty ngước ngoài (hải ngoại) đảm nhận, các công ty này thành lập hợp pháp, thay mặt chủ nhân đóng thuế, làm các nghĩa vụ theo luật định, kể cả việc kê khai tài sản, nhưng thực chất là rửa tiền. Ví dụ, một nhà đầu tư Brazil muốn mua một căn hộ tại Miami thì họ phải nhờ một công ty nước ngoài, công ty nước ngoài này chào hàng các khoản mua bán hấp dẫn như thuế hời, các thông tin cá nhân được giữu kín.

Nhà đầu tư đến gặp một công ty luật ở Miami, hãng luật này lại nhờ một công ty có trụ sở tại Panama, có tên Mossak Fonseca để thành lập một công ty tại British Virgin Islands, công ty này được giữ kín, không tiết lộ chủ nhân đích thực. Bước tiếp theo, công ty ở Miami thành lập một doanh nghiệp có trụ sở tại Florida, thuộc sở hữu của công ty hải ngoại để tiến hành mua nhà tại Miami bằng tiền mặt. Như vậy, chủ nhân đích thực đã mua được một căn hộ tại Miami thông qua công ty “vỏ bọc” hải ngoại ty tại Florida. Đây là các bước "lòng vòng" để cuối cùng nguồn tiền bẩn được rửa hợp pháp qua bất động sản ngay trên nước Mỹ.
 

Giải pháp chống nạn rửa tiền qua BĐS

Để hạn chế tình trạng rửa tiền thông qua BĐS, chính quyền Mỹ hiện đang đưa ra áp dụng nhiều biện pháp mới. Ví dụ như sửa đổi đạo luậy USA Patriot Act (Đạo luật yêu nước Mỹ) ban hành 2001 bằng các quy định nghiêm ngặt hơn. Ví dụ, các công ty hải ngoại có chi nhánh tại Mỹ, khi mua BĐS giá từ 3 triệu USD trở lên ở New York City hoặc 1 triệu USD trở lên tại Miami phải cung cấp hồ sơ cá nhân của những người sở hữu từ 25% số vốn của công ty hải ngoại đó cho chính quyền liên bang. Ngoài ra, các ngân hàng phải nới lỏng một phần bảo mật, cung cấp thông tin cá nhân, tổ chức sở hữu BĐS nhằm minh bạch hóa việc kinh doanh.

Theo bà Jennifer Shasky Calvery, chuyên gia giám sát cấp cao Bộ Tài chính Mỹ (MoF). MoF cần điều tra việc làm của các công ty hải ngoại trong việc mua bán BĐS, thực chất đây là những giao dịch chuyển khoản mờ ám, kém minh bạch. Quá trình này cần được dữ liệu hóa để xử lý theo pháp luật. Ngay từ đầu năm  2015, Sở Tài chính New York đã đề nghị các công ty kinh doanh BĐS phải báo cáo số nhân viên, số lượng giao dịch (hợp đồng) và các thông tin có liên quan khác. Ngoài ra, FBI cũng vào cuộc, thành lập phân ban chống rửa tiền, giúp MoF tìm ra các pháp nhân hải ngoại, núp dưới danh nghĩa vỏ bọc để tìm ra những kẻ rửa tiền, trả lại sự công bằng cho xã hội, giúp các quốc gia truy tìm được phạm tội đang có lệnh truy nã, đưa những khoản tiền bẩn ra nước ngoài để mua bán BĐS.

Quy trình mua bán BĐS tại Mỹ dưới sự hỗ trợ của công ty luật Mossak Fonsec Panama

(Theo MHC/TGC - 1/2018)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm