| Hotline: 0983.970.780

Bảo quản hành tây

Thứ Hai 30/06/2014 , 10:15 (GMT+7)

Chi cục BVTV Lâm Đồng đưa ra một số biện pháp giúp nông dân bảo quản hành tây. 

Hơn 1 tháng qua, hành tây Đà Lạt bị liên tục xuống giá, nhiều nhà vườn thu hoạch nhưng không tiêu thụ được; trong khi đó khâu bảo quản không tốt nên hành bị mọc mầm, úng nhũn, xuống cấp... Đã không ít nhà vườn phải mang hành tây cho bò ăn hoặc làm phân bón.

Hằng năm, nông dân Lâm Đồng trồng khoảng 540 ha hành tây tại Đà Lạt và một số vùng lân cận như Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương... sản lượng ước đạt 35.000 - 38.000 tấn. Vụ vừa rồi, hầu hết nhà vườn đều thu hoạch  vào thời điểm mưa nhiều và giá quá thấp.

Chi cục BVTV lưu ý, một trong những nhược điểm lớn là bà con không có thói quen xử lý sản phẩm trước khi thu hoạch nên làm tăng độ nảy mầm của của hành, tạo điều kiện cho một số vi khuẩn gây thối có điều kiện phát triển. Bởi vậy, trước khi thu hoạch khoảng 3 - 4 tuần, bà con nên dùng chất dạng muối natri của MH (là dạng hydratzit của acid maleic) với nồng độ 0,25% để phun lên cây (1.000 lít dung dịch/ha).

Khi vườn hành tây chuẩn bị trụi lá (trước thu hoạch 2 - 3 tuần) nên dùng các loại thuốc Stepgauard 50SP, 100SP, Kocide 46.1WG, Kasai 21.2WP, Kasunran 47WP, Sat 4SL, Actinovate 1SP... với nồng độ và liều lượng theo khuyến cáo để xử lý vi khuẩn gây thối củ hành. Nên thu hoạch hành tây vào thời điểm nắng ráo, đựng sản phẩm trong các loại bao có độ thoáng khí, cất trữ vào nơi khô thoáng...

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.