| Hotline: 0983.970.780

Bảo tồn hải sản đáy biển quý hiếm

Thứ Tư 16/07/2014 , 08:20 (GMT+7)

Nguồn lợi các loài động vật đáy quý hiếm dưới biển ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. 

Trước thực trạng suy thoái về giá trị đa dạng sinh học và nguồn lợi động vật đáy biển quý hiếm tại vùng biển Cát Bà và Bạch Long Vỹ (Hải Phòng), Viện Nghiên cứu hải sản đã khảo sát hiện trạng để tìm ra giải pháp quản lý nguồn lợi và xây dựng kế hoạch bảo tồn.

Tại Cát Bà và Bạch Long Vỹ, nguồn lợi động vật đáy biển có giá trị kinh tế đang ngày càng khan hiếm. Một số loài đặc trưng và phổ biến của khu vực như tu hài, vẹm xanh, bàn mai… ở Cát Bà, hay bào ngư, ốc đụn, ốc hương ở Bạch Long Vỹ đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt và đối diện với khả năng tuyệt chủng.

Hiện Cát Bà có 13 loài và Bạch Long Vỹ có 15 loài động vật đáy biển có giá trị kinh tế cao. Tại Cát Bà, nguồn lợi động vật đáy biển đang trong tình trạng suy giảm nghiêm trọng. Tu hài giảm 80% so với trước đây vài năm, hải sâm cũng giảm gần 40%.

Một số loài phổ biến như tu hài, vẹm xanh, trai ngọc nữ có mật độ rất thấp, có thể dẫn đến tuyệt chủng. Riêng loài bào ngư từng phân bố ở vùng biển đông nam Cát Bà nhưng đến nay không còn bắt gặp chúng ở đây nữa.

Tại Bạch Long Vỹ, nguồn lợi động vật đáy biển phong phú hơn về mật độ và khối lượng so với ở Cát Bà nhưng cũng đang chịu áp lực khai thác mạnh mẽ. Hiện trạng quần đàn tự nhiên phần lớn là cá thể nhỏ. Loài hải sâm quý hiếm không còn thấy ở Bạch Long Vỹ. Còn loài ốc hương không thuộc nhóm có giá trị kinh tế cao nhưng nguồn lợi của chúng đã giảm hơn 10 lần so với 10 năm trước đây.

Trữ lượng ước tính của nguồn lợi động vật đáy tại Cát Bà vào khoảng 45.500 kg, trong đó khả năng khai thác bền vững chỉ có 6 loài với trữ lượng ước tính là gần 12.000 kg. Còn 15 loài động vật đáy quý hiếm tại Bạch Long Vỹ trữ lượng ước chừng 290.000 kg, trong đó có 7 loài có khả năng khai thác bền vững với trữ lượng ước tính là hơn 75.000 kg.

Khai thác kiểu hủy diệt

"Đối với bào ngư, sản phẩm đặc hữu có giá trị kinh tế cao nhất tại Bạch Long Vỹ, cần tiếp tục kế hoạch sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm để chủ động nguồn lợi, tạo nghề nuôi cho người dân trên đảo và tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho việc quảng bá sản phẩm đặc hữu bào ngư Bạch Long Vỹ", ông Hiếu nói.

Nguồn lợi các loài động vật đáy quý hiếm dưới biển ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tại Cát Bà, môi trường nước bị trầm tích phù sa bồi lắng, bao phủ do nằm gần các cửa sông lớn như cửa Cấm, cửa Bạch Đằng, cửa Lục. Do lắng đọng trầm tích làm hủy hoại sinh cảnh nền đáy, ảnh hưởng đến sự tồn tại của nhiều loài động vật đáy.

Một trong những nguyên nhân lớn tác động đến nguồn lợi động vật đáy quý hiếm và có giá trị kinh tế tại khu vực Cát Bà là việc khai thác hải sản phục vụ tiêu dùng.

Với sự gia tăng của nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, phục vụ du lịch trên đảo và XK đã tác động rất lớn tới hầu hết các loài hải sản đặc hữu và có giá trị kinh tế cao. Nhiều hoạt động khai thác kiểu tận diệt diễn ra hàng ngày như lặn dùng vòi hơi, nghề câu, lưới rê, dùng thuốc độc…

Đặc biệt, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất, tác động rõ nét nhất đến môi trường biển vùng nước quanh đảo Cát Bà là nuôi trồng hải sản trên biển. Với mật độ các hộ nuôi lồng bè cao, rác thải sinh hoạt hàng ngày gây ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh thủy sản tràn lan, làm bùng phát tảo độc, dẫn đến các đợt thủy triều đỏ nguy hiểm từ năm 2011 - 2012 làm chết hàng loạt ngao nuôi ở Cát Bà.

Tìm cách bảo tồn

Để bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn lợi động vật đáy quý hiếm, các nhà khoa học cho rằng, ở Cát Bà cần cấm khai thác các loài: P.viridis, L.rhynchaena, P.penguin; hạn chế khai thác tu hài, vẹm xanh, trai ngọc, ốc đụn trong mùa sinh sản của chúng.

Tại Bạch Long Vỹ, cần hạn chế khai thác loài bào ngư chín lỗ trong mùa sinh sản. Ở cả hai vùng biển trên, chỉ nên khai thác 50% trữ lượng của nhóm động vật đáy có kích thước trưởng thành.

ThS Phạm Văn Hiếu, Phòng Nghiên cứu bảo tồn biển, Viện Nghiên cứu hải sản kiến nghị, cần đẩy mạnh thiết lập khu bảo tồn biển và xây dựng kế hoạch quản lý dài hạn tại Cát Bà và Bạch Long Vỹ. Có các hoạt động về sinh kế thay thế cho các cộng đồng xung quanh khu bảo tồn biển. Có kế hoạch bảo tồn, duy trì sự tồn tại các loài phù hợp với từng khu vực biển.

Xem thêm
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn thức ăn chăn nuôi chính

Thay đổi thói quen canh tác, nhiều nông dân ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã biến những phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả cao.

Tiêm vacxin bao vây ngăn bệnh viêm da nổi cục lây lan

Quảng Bình Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vacxin, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò lây lan.

Xây dựng dữ liệu số phục vụ quản lý sản xuất lúa

Ngày 22/4, Cục Trồng trọt phối hợp cùng IRRI tổ chức hội thảo tham vấn, đánh giá và xây dựng hệ sinh thái dữ liệu số phục vụ quản lý sản xuất lúa hiệu quả.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.