| Hotline: 0983.970.780

Bảo tồn, phát triển lúa mùa nổi

Thứ Tư 19/11/2014 , 08:13 (GMT+7)

Ngày 18/11 Trung tâm Nghiên cứu & PTNT (ĐH An Giang) kết hợp với UBND xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn (An Giang) tổ chức hội thảo tổng kết giữa kỳ về kết quả nghiên cứu lúa mùa nổi - màu. 

Hội thảo nhằm đánh giá và bảo tồn phát triển cây lúa mùa nổi. Đây là giống lúa có nguy cơ tuyệt chủng nguồn gen quý ở ĐBSCL, do bị các giống lúa cao sản ngắn ngày thay thế.

TS Nguyễn Văn Kiền, GĐ Trung tâm Nghiên cứu & PTNT cho biết, cây lúa mùa nổi là đặc sản ở vùng tứ giác Long Xuyên, diện tích gần 100 ha chủ yếu tập trung nhiều ở xã Vĩnh Phước và Lương An Trà, huyện Tri Tôn. Đây là giống lúa thích ứng với vùng biến đổi khí hậu, có thể trồng trong vùng ngập lũ sâu, nước dâng đến đâu cây lúa phát triển đến đó (lúa cao 2,5 - 3 m). Hầu hết nông dân trồng lúa mùa nổi không dùng phân, thuốc BVTV nên hạt gạo đạt độ dinh dưỡng rất cao và an toàn cho người tiêu dùng.

Giống lúa này từ khi gieo sạ đến thu hoạch là 6 tháng. Tuy năng suất thấp, chỉ từ 2 - 2,5 tấn/ha nhưng lợi nhuận khá cao so với SX lúa cao sản. Hiện tại, diện tích trồng lúa mùa nổi ở Tri Tôn được Cty Ecofarm đứng ra bao tiêu sản phẩm giá từ 12.000 - 13.000 đ/kg (tùy loại), giá gạo từ 25.000 - 26.000 đ/kg.

Dự kiến đến năm 2016, diện tích lúa mùa nổi tăng 100 ha, đến 2030 trên 500 ha. Để bảo tồn cây lúa mùa nổi, Phòng NN-PTNT Tri Tôn kết hợp với ĐH An Giang duy trì và cải thiện giống lúa đang canh tác tại địa phương. Tăng cường năng lực cho nông dân áp dụng TBKT trong canh tác, hướng tới thương mại hóa lúa mùa nổi và cải thiện thu nhập cho nông dân.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.