| Hotline: 0983.970.780

Báo Tuổi trẻ tiếp thêm nghị lực cho 122 tân sinh viên

Chủ Nhật 21/09/2014 , 11:06 (GMT+7)

Đây là năm thứ 12 báo Tuổi trẻ thực hiện chương trình “Tiếp sức tới trường”, năm 2014 có 1.800 tân sinh viên ở 63 tỉnh, TP được trao học bổng, tổng số tiền là 9 tỷ đồng. 

Tối 19/9/2014 tại TP.Yên Bái báo Tuổi trẻ phối hợp với tỉnh đoàn 6 tỉnh miền núi phía Bắc: Yên Bái, Hoà Bình, Sơn Lai, Lai Châu, Lào Cai và Điện Biên tổ chức trao học bổng cho 122 tân sinh viên học giỏi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tốt nghiệp các trường đại học. Mỗi suất học bổng trị giá 5 triệu đồng do quỹ khuyến học của Công ty CP Vinacam tài trợ.

Đây là năm thứ 12 báo Tuổi trẻ thực hiện chương trình “Tiếp sức tới trường”, năm 2014 có 1.800 tân sinh viên ở 63 tỉnh, TP được trao học bổng, tổng số tiền là 9 tỷ đồng.

Với số tiền đó có ý nghĩa rất lớn đối với những học sinh học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn, nhất là đối với các em đang sinh sống ở khu vực miền núi phía Bắc.

Khó mà tưởng tượng nổi 12 năm các em học sinh miền núi ở những nơi heo hút và khó khăn nhất của vùng Tây Bắc đã đội nắng mưa vượt hàng chục cây số đường rừng để cắp sách tới trường, nay các em đỗ đại học, do hoàn cảnh khó khăn nhiều em phải bỏ dở ước mơ và khao khát tới trường đại học của mình.

Ví như em Giàng A Dủa dân tộc Mông ở bản Pu Hao, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La bố bị bệnh bẩm sinh, mẹ bỏ lại 4 chị em cho người bố bệnh tật khiến cuộc sống gia đình càng khó khăn hơn. Các chị gái của Dủa phải nghỉ học giữa chừng vào rừng, lên nương tìm kiếm cái ăn.


Những tân sinh viên nhận học bổng từ báo Tuổi trẻ

Nhưng ước mơ tới trường đã giúp Dủa vượt lên và em đã đỗ Trường Cao đẳng Sơn La. Còn ở xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái có em Giàng A Bê dân tộc Mông, thật xúc động khi Bê kể rằng: Bố em mất khi em đang học lớp 10, trước khi mất bố dặn em rằng: Con phải học lấy cái chữ để thay đổi cuộc đời mình. Nếu không biết chữ như bố thì chỉ biết phá rừng làm nương thì suốt đời khổ con ạ.

Ghi nhớ lời bố em càng chăm học và quyết tâm thi đại học. Nhưng em biết hoàn cảnh gia đình em khó khăn, sau khi xem học phí của các trường, em thấy học phí Trường Đại học Văn hoá Hà Nội thấp nhất nên em đã thi và đã trúng tuyển.

Mẹ em bảo: Mẹ sẽ đi làm thuê làm mướn để lấy tiền nuôi con học...Em Đào Thị Xuân Mai ở Lạc Thuỷ tỉnh Hoà Bình thì không giấu được những giọt nước mắt kể rằng: Mẹ em mất vì bệnh hiểm nghèo, bố em bị bệnh hiện đang phải sống trong Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Hoà Bình. Em tốt nghiệp trường Đại học Thương mại Hà Nội, ngoài giờ lên lớp em đi làm gia sư để kiếm tiền đi học...

Nhiều phụ huynh của các tân sinh viên tỉnh Yên Bái đã vượt mấy chục cây số để tới dự Lễ trao học bổng, ông Nguyễn Văn Chế ở xã An Thịnh, huyên Văn Yên là bố em Nguyễn Thị Oanh, sinh viên khoa hoá trường Đại học Sơn La thành thật: Nhà tôi chỉ có 2 sào ruộng, năm nào được mùa cũng chỉ được thu hơn 4 tạ thóc, 5 triệu đồng trị giá bằng một tấn lúa bác ạ. Số lúa ấy gia đình tôi phải cấy hai vụ mới được. Mừng quá, báo Tuổi trẻ đã giúp cháu hai tháng học đấy...


Em Đào Thị Xuân Mai (trái) và em Giàng A Bê (giữa) kể lại quá trình vươn lên học tập của mình

122 tân sinh viên là 122 hoàn cảnh khác nhau, tất cả các em đều giống nhau ở sự nghèo khó và nỗi khát khao học tập. Với sự giúp đỡ của các nhà tài trợ và báo Tuổi trẻ đã tiếp thêm nghị lực cho các tân sinh viên vượt qua gian khổ chắp cánh ước mơ và hoài bão của mình.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.