| Hotline: 0983.970.780

Bảo vệ hồ Dầu Tiếng: Cần có sự phối hợp các địa phương

Thứ Sáu 29/11/2013 , 09:38 (GMT+7)

Sáng 28/11, tại Hội trường Cty Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa (xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh), đã diễn ra Hội nghị Hội đồng Quản lý Hệ thống Thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa.

Sáng 28/11, tại Hội trường Cty Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa (xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh), đã diễn ra Hội nghị Hội đồng Quản lý Hệ thống Thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) chủ trì hội nghị với sự có mặt của đại diện UBND, Sở NN-PTNT các địa phương: TP.HCM, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước; Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, Đại học Thủy lợi và các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi liên quan.

Theo báo cáo của Cty Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa (DT-PH), do làm tốt công tác quản lý, điều hành, phối kết hợp chặt chẽ với các đơn vị dùng nước trong hệ thống, năm 2013, Cty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Bộ giao, công trình đảm bảo tuyệt đối an toàn, cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và cải thiện môi trường cho các địa phương.

 Từng bước áp dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý vận hành công trình nhằm nâng cao hiệu quả cấp nước, tăng năng suất cây trồng, cải tạo đất, cải thiện môi trường.

Cũng theo báo cáo, kết thúc mùa mưa lũ năm 2012, mực nước hồ thấp hơn 0,21m so với thiết kế nên Cty đã chuyển 41,324 triệu m3 từ hồ Phước Hòa về bổ sung cho hồ Dầu Tiếng, tạo điều kiện cho năm 2013 cấp liên tục cho tất cả các nhu cầu dùng nước trong hệ thống.

Kết quả, tổng diện tích được cấp nước tưới là 248.754 ha. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tự chảy là gần 154.000 ha. Tổng lượng nước cấp cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt là 42 triệu m3.


Vẫn còn đó những nguy cơ tồn tại ngay trong lòng hồ

Xác định được tầm quan trọng của công tác bảo vệ an toàn công trình, năm 2013 Cty DT-PH tiếp tục tổ chức lực lượng, phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, bảo vệ toàn bộ các hạng mục công trình đầu mối hồ chứa nước Dầu Tiếng gồm hồ chứa, đập chính, đập phụ, đập tràn, cống dẫn dòng, các cống lấy nước.

Hàng ngày phân công lực lượng tuần tra, kiểm tra, phát hiện lập biên bản và đề xuất xử lý kịp thời những hành vi vi phạm Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi.

Lưu vực hồ Dầu Tiếng rộng 2.700 km2 thuộc địa phận ba tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước. Trong những năm gần đây lưu vực hồ phát triển một số cơ sở sản xuất, chế biến tinh bột mì, mủ cao su. Trong lòng hồ có hoạt động khai thác cát, đánh bắt thủy sản, nuôi vịt và sản xuất nông nghiệp trên đất bán ngập. Tất cả các hoạt động trên đều có nguy cơ làm ảnh hưởng đến môi trường, chất lượng nước hồ Dầu Tiếng.

 Vì vậy, đi đôi với việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình, công tác bảo vệ môi trường, giữ gìn chất lượng nước hồ Dầu Tiếng luôn đạt tiêu chuẩn nước thô cấp cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt cho các tỉnh, thành trong vùng hưởng lợi là nhiệm vụ quan trọng, được công ty quan tâm và triển khai thực hiện có hiệu quả.

“Hệ thống thủy lợi DT-PH nằm trên địa bàn 5 tỉnh, thành là Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Long An và TP.HCM. Việc bảo vệ công trình vẫn theo địa giới hành chính, chưa có quy chế phối hợp chung giữa các đơn vị quản lý chuyên ngành, các địa phương trong đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi, đặc biệt là các hoạt động trong lòng hồ như: xử lý các đối tượng xả chất thải vào hồ, đắp đập trong lòng hồ để nuôi cá, khai thác cát lậu, đánh bắt cá bằng những phương tiện hủy diệt…

Các đối tượng vi phạm thường lợi dụng sự quản lý theo địa giới hành chính để hoạt động gây khó khăn cho công tác quản lý hồ”, ông Nguyễn Tiếp Tân, Chủ tịch Cty Thủy Lợi DT-PH.

Xem thêm
Việt Nam coi nông nghiệp Nhật Bản là hình mẫu về khoa học, cách thức và thái độ

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, Việt Nam luôn coi Nhật Bản là một mô hình mẫu mực để học tập về khoa học, về cách thức, và cả thái độ.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nghĩa tình mùa hạn, mặn

Kiên Giang Giữa mùa nắng, hạn gay gắt, nhiều nơi nước quý như vàng. Được trao tặng bồn nước, người dân cảm động bảo: 'Đây là bồn chứa đựng những giọt nước nghĩa tình, yêu thương'.