| Hotline: 0983.970.780

Bảo vệ rừng từ "vòng ngoài"

Thứ Năm 04/07/2013 , 09:56 (GMT+7)

Vườn Quốc gia Bến En (Thanh Hóa) cách TP Thanh Hóa khoảng 70 km về phía Tây, là một khu rừng được quản lý, bảo vệ tốt.

Nhờ bảo vệ tốt nên độ che phủ rừng hàng năm ở Bến En không ngừng được tăng lên

Vườn Quốc gia Bến En (Thanh Hóa) cách TP Thanh Hóa khoảng 70 km về phía Tây, là một khu rừng được quản lý, bảo vệ tốt. Gần chục năm qua không để xảy ra vụ cháy rừng; tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép giảm đến 80%; độ che phủ rừng đạt 76,5% (cao hơn trung bình của tỉnh 26%).

Ông Lê Đình Phương, PGĐ Ban Quản lý VQG Bến En cho biết: Ban được giao quản lý, bảo vệ hơn 14.700 ha rừng thuộc 16 tiểu khu trên địa bàn 8 xã của huyện Như Thanh, Như Xuân. Rừng Bến En có 1.389 loài động vật (94 loài thú); 1.004 loài thực vật; trong đó 50 loài, động thực vật được ghi trong sách đỏ như: Vượn đen má trắng, khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, cu li lớn, cu li nhỏ; cây trò chỉ, đinh hương...

Cũng theo ông Phương, bên cạnh nguồn tài nguyên dồi dào trên, hiếm có nơi nào các loài cây bản địa như lim xanh, dổi, trai lý, trò chỉ... phân bố tập trung như ở Bến En. Ngoài số lượng cây phát triển rải rác ở các tiểu khu tập trung hơn 2.000 ha lim xanh hoàn toàn, đường kính thân cây bình quân từ 50 - 60 cm.

“Đối với chúng tôi “rừng là vàng”, nên dù lực lượng mỏng, phải bảo vệ diện tích rừng lớn, anh em trong đơn vị vẫn luôn cố gắng hết sức mình ngăn chặn tối đa người dân vùng lõi vào rừng khai thác gỗ, săn bắt động vật trái phép”, ông Phương nói.

Giải pháp BVR mà lực lượng BQL VQG Bến En thực hiện chủ yếu tập trung vào khâu tuyên truyền để 440 hộ dân của 9 thôn vùng lõi nhận thức được vai trò, trách nhiệm của họ trong việc cùng tham gia ký cam kết quản lý, BVR, bảo vệ môi trường sinh thái trong khu vực.

Cụ thể, trong 2 năm 2011-2012, Vườn vận động bà con đưa gần 2.000 con trâu, bò ra khỏi khu vực rừng để hạn chế trâu, bò phá hoại cây tái sinh. Phối hợp với chính quyền địa phương lồng ghép các chương trình, dự án, tập huấn, hỗ trợ người dân xây dựng các mô hình phát triển kinh tế.

Đến nay đã có hàng chục mô hình nuôi lợn rừng, hươu sao, nhím, trồng cây dổi ăn quả, cây bương mốc... ở các xã Xuân Thái, Tân Bình, Hóa Quỳ được hình thành, phát triển, mang lại thu nhập ổn định cho bà con.

Hằng năm BQL Vườn phối hợp lực lượng công an các xã tổ chức rà soát, quản lý những đối tượng thường hay vào rừng khai thác gỗ. Ông Đặng Hữu Nghị, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm VQG Bến En cho biết: Sau khi đã ký cam kết, lực lượng chức năng đột xuất đến hộ dân kiểm tra, nếu không thấy đối tượng nằm trong diện quản lý ở nhà trong khi gia đình không giải thích được lý do vắng mặt thì chúng tôi sẽ lập biên bản nhắc nhở, trường hợp quá 3 lần sẽ có biện pháp giáo dục, xử lý.

“Phương châm của chúng tôi là BVR từ vòng ngoài nên chế tài xử phạt cũng được thực hiện rất nghiêm khắc, chỉ cần phát hiện đối tượng vào khu vực Vườn mà không có lý do là bắt giữ, xử phạt ngay. Vì thế, nhiều năm qua các vụ việc xâm hại đến rừng giảm hẳn”, ông Nghị nhấn mạnh.

Được biết, năm 2012 Vườn đã bắt giữ, xử lý 22 vụ vi phạm Luật BV&PTR; tịch thu 6,7 m3 gỗ; nộp ngân sách 40 triệu đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 chỉ mới xử lý 8 vụ; trong đó có đến 5 vụ vi phạm quy định chung, ra vào khu vực rừng không có lý do; xử phạt hành chính 15 triệu đồng.

Nói về những khó khăn trong công tác BVR, theo ông Phương, chủ yếu là việc quản lý để người dân vùng lõi không xâm hại rừng. Tuy nhiên, việc làm này không hề đơn giản bởi hiện nay người dân đang thiếu việc làm, thiếu đất SX, đời sống gặp nhiều khó khăn, trong khi chính sách di dân lại chưa có.

VQG Bến En được ví như một "Vịnh Hạ Long thu nhỏ trên cạn" với 21 hòn đảo, bán đảo trên diện tích lòng hồ 2.500 ha; có nhiều hang động; đền thờ... phù hợp phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực này chưa tương xứng với tiềm năng.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm