| Hotline: 0983.970.780

Bắp nếp cho hạt vàng

Thứ Tư 16/02/2011 , 09:54 (GMT+7)

Sau 5 năm cây bắp nếp bén rễ sâu trên đất Thông Hòa, huyện Cầu Kè, Trà Vinh thì nay đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho nhà nông so với độc canh cây lúa.

Sau 5 năm cây bắp nếp bén rễ sâu trên đất Thông Hòa, huyện Cầu Kè, Trà Vinh thì nay đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho nhà nông so với độc canh cây lúa. Chỉ với khoảng 70 ngày trồng, sau khi trừ chi phí người trồng bắp nếp thu lãi trên 25 triệu đồng/ha.

Ông Ngô Văn Đến, ấp Trà Mẹt, xã Thông Hòa, Cầu Kè, Trà Vinh cho biết: Gia đình chỉ có vọn vẹn 2.500 m2 đất trồng lúa do sản xuất lúa không hiệu quả nên 5 năm nay gia đình đã chuyển sang làm 2 vụ bắp + 1 vụ dưa hấu. Mỗi năm sau khi trừ chi phí, gia đình lãi trên 20 triệu đồng. Và niềm vui lại được nhân đôi khi vụ bắp nếp năm 2010 ông đã chuyển sang trồng bắp F1 với giống WAX 48 cho năng suất cao. Bình quân một công bắp nếp thu hoạch khoảng 3.000 trái, bắp thương phẩm được thương lái thu mua tại ruộng khoảng 20.000 đồng/chục 14 trái, sau khi trừ chi phí vẫn còn lãi trên 2,5 triệu đồng/công.

Bà Thạch Thị Thúy Ngoan, ở xã Thông Hòa, người đã có trên 7 năm gắn bó và thoát nghèo từ bắp nếp, nói: Từ khi cây bắp nếp bén rễ trên đất Thông Hòa thì tại khu vực ngã ba ấp Trà Mẹt của xã Thông Hòa, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh tiếp giáp với xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đã hình thành nên một chợ bán bắp rất tấp nập. Khách đi đường muốn ăn bắp nấu chín thì có bắp nấu chín, muốn mua bắp sống thì có bắp sống.

Bà Phạm Thị Hồng Diễm, Phó phòng NN – PTNT huyện Cầu Kè nói: Cây bắp nếp là cây màu lương thực chủ lực đang khuyến khích nhà nông đẩy mạnh phát triển. Hằng năm, diện tích trồng cây bắp nếp dao động từ 350 – 450 ha, hiệu quả kinh tế cao hơn lúa đông xuân và còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông hộ tại chỗ rất lớn. Từ một vài nông dân xã Thông Hòa trồng thì nay đã nhân rộng ra nhiều xã Hòa Ân, Tam Ngãi, An Phú Tân… được nông dân chọn trồng trong vụ đông xuân.

Và cái hay của cái chợ bắp này là nhiều người tự sản xuất, tự tiêu thụ nên không còn bị tư thương ép giá. Ngoài ra, nhiều người không có đất trồng bắp thì đi mua bắp của bà con về mang ra cặp quốc lộ dựng cái lều tạm, bắc nồi nấu bắp bán là có thu nhập.

Ông Huỳnh Văn Phương, Chủ tịch UBND xã Thông Hòa, cho biết: Từ một vài ha làm mô hình trình diễn thì sau 5 năm nông dân trong xã đã trồng được khoảng 120 ha, chiếm khoảng 30 – 35% diện tích trồng màu của xã. Cây bắp nếp bén rễ sâu ở các ấp Trà Mẹt, Kinh Xuôi và Ô Chích không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng bắp mà còn góp phần giải quyết một lượng lớn lao động chuyên đi mua bắp sống về nấu bán lại cho người tiêu dùng.

Bây giờ người dân Thông Hòa xem cây bắp nếp là cây trồng truyền thống trong việc xóa đói giảm nghèo vì ngày gieo hạt đến thu hoạch chỉ khoảng 58 – 60 ngày, chi phí đầu tư chỉ từ 800 – 900 ngàn đồng/công và hiệu quả kinh tế thu về rất cao hơn 3 triệu đồng/công.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hồi sinh giống lúa đặc sản nếp cái hoa vàng Kinh Môn

Hải Dương Giống lúa nếp cái hoa vàng Kinh Môn sau phục tráng cho năng suất và giá trị kinh tế cao hơn so với nếp cái hoa vàng thông thường.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất