| Hotline: 0983.970.780

Bất an với thị trường nước mắm thật giả lẫn lộn

Thứ Bảy 02/07/2016 , 08:01 (GMT+7)

Thời gian vừa qua các báo dài thông tin về việc nước mắm giả được các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý trên cả nước ngày càng nhiều.

Nước mắm là nước chấm không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt. Hiện nay, nước mắm giả nhãn hiệu, nước mắm kém chất lượng ngày càng nhiều. Không ít “gian thương” bất chấp quyền lợi người tiêu dùng để hòng trục lợi cho mình.

Nước mắm giả nhãn hiệu và nước mắm kém chất lượng

Thời gian vừa qua các báo dài thông tin về việc nước mắm giả được các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý trên cả nước ngày càng nhiều. Điển hình như các vụ làm giả nước mắm có thương hiệu như Chin Su, Phú Quốc... với số lượng lớn ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Vũng Tàu mà Công An đã phát hiện thời gian vừa qua.

Với thủ đoạn của bọn chúng là mua nguyên vật liệu, công cụ trôi nổi trên thị trường để làm giả. Tất cả nước mắm đó chủ yếu chế từ nước lã, muối và đường nấu cháy lên để tạo màu cộng thêm một ít nước mắm thật để cho giống. Còn vỏ chai đựng nước mắm được mua từ các nơi bán phế liệu, sau đó tự in và dán tem nhãn rồi đóng gói thành phẩm và đưa đi tiêu thụ.

Ngày 15/6 vừa qua Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49 - Công An TP.HCM) đã kiểm tra cơ sở sản xuất nước mắm của ông Lý Văn Hùng ngụ tại P. Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, TP.HCM.

Tại đây, Công an phát hiện cơ sở ông Hùng có hàng ngàn chai nước mắm làm từ hóa chất chuẩn bị bán ra thị trường. Ngoài ra, tại đây Công an còn phát hiện rất nhiều bột chua, phẩm màu, bột chống mốc, đường hóa học Sodium cyclamate và bột ngọt.

Ông Hùng khai nhận sản xuất nước mắm giả bằng cách dùng muối cộng với hóa chất rồi đóng chai đem đi giao. Hóa chất và chai nhựa, nắp Ông Hùng mua tại chợ Kim Biên ở quận 5, TP.HCM.

Khai với Công an cách thức sản xuất “nước mắm” của ông Hùng là ông dùng 1 bồn chứa bằng nhựa, bơm nước lã vào và đổ 200 kg muối hột vào, ngâm vài ngày cho tan hết muối. Sau đó thì pha thêm 200 gr bột chua, 100 gr màu thực phẩm, 200 gr bột chống mốc, 200 gr đường hóa học và 2 kg bột ngọt. Sau cùng “nước mắm” được bơm vào một bình chứa khác để lọc hết cặn rồi mới chiết ra các chai nhựa loại 1 lít. Sau đó dán nhãn, hạn sử dụng rồi đóng chai. Mỗi lần như vậy cơ sở của ông Hùng sản xuất ra hàng nghìn lít nước mắm và bán ra thị trường.

Với chiêu thức làm nước mắm rởm trên tuy cách làm tưởng chừng đơn giản nhưng gây hậu quả hết sức to lớn. Đôi khi chúng ta xem nhẹ nhưng thật sự tác hại từ nước mắm rởm là rất khôn lường, nhất là khi các loại nước mắm rởm được chế bằng nước lã và hóa chất.

Các nước mắm loại này có thể chứa nhiều mẫu kim loại nặng vượt mức cho phép và vi khuẩn Ecoli. Vi khuẩn Ecoli có thể có mặt ở bất kì đâu và có thể sinh sôi nhanh chóng. Vì vậy, nếu quá trình đóng chai nước không đảm bảo vệ sinh có thể làm cho vi khuẩn này nhiễm vào nước. Vi khuẩn Ecoli, nó có thể dễ dàng khiến cơ thể xuất hiện những triệu chứng ngộ độc thực phẩm như tiêu chảy, nôn mửa và sốt...

08-24-48_tvtd-3

 

Một điều nữa là nước mắm rởm sẽ không gây ra những tác dụng xấu ngay tức thì, nhưng về lâu dài nó có thể gây xuất huyết dạ dày, nặng hơn là dẫn tới ung dạ dày, gan và thận.

Cách chọn mua nước mắm...

Với thị trường nước mắm giả tràn lan như hiện nay, người tiêu dùng cần phải biết tự bảo vệ cho quyền lợi, sức khỏe bản thân và gia đình mình. Do vậy, trước khi chọn mua nước mắm, người tiêu dùng nên lưu ý vài cách sau đây để phân biệt nước mắm giả và thật.

Hình thức: Hàng thật, ngày sản xuất và hạn sử dụng thường được dập nối ở phần trên của thân chai, trong khi với hàng giả, những thông tin này lại chỉ được in trên giấy giới thiệu sản phẩm được dán trên thân chai. Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của nước mắm giả.

Màu sắc: Cách phân biệt nước mắm đơn giản đầu tiên đó là dựa vào màu sắc. Người tiêu dùng có thể đưa chai mắm và soi ra ngoài ánh sáng, sau đó dốc ngược chai xuống, nếu thấy nước trong thì ổn, nếu thấy có cặn xuất hiện thì tuyệt đối không nên mua. Nước mắm trong chai màu vàng là loại tốt. Tuy nhiên, màu vàng sẽ bị sẫm lại so với lúc mới mua, vì sau khi dùng một thời gian, màu sắc sẫm đi là dấu hiệu tự nhiên của nước mắm truyền thống.

08-24-48_tvtd-2

 

Độ đạm: Hàm lượng đạm là thông tin phản ánh chất lượng của nước mắm luôn nằm trên bao bì của sản phẩm. Đây cũng là một mẹo nhanh chóng giúp phân biệt nước mắm thật - giả. Căn cứ theo Tiêu chuẩn Việt Nam về nước mắm (TCVN 5107:2003) có 4 loại sau: Độ đạm lớn hơn 30No là loại đặc biệt, độ đạm lớn hơn 25No là loại thượng hạng, độ đạm lớn hơn 15No là loại hạng 1, độ đạm lớn hơn 10No là loại hạng 2. Như vậy, độ đạm càng cao thì càng quyết định chất lượng của mắm. Loại nước mắm cao đạm tự nhiên thường có màu cánh gián nâu đỏ, độ đặc sánh và vị đậm đà.

Mùi vị: Thông thường, nước mắm ngon thì sẽ có một mùi vị thơm nhẹ, mặn ngọt hài hòa và bùi bùi. Nếm thử mà thấy mặn chát một cách khó chịu ở đầu lưỡi thì có thể là do độ đạm thấp hoặc sử dụng chất phụ gia không đảm bảo.

Ngoài ra còn có một số lưu ý khác là ở nước ta, nước mắm được làm từ nhiều loại cá như cá cơm, cá thu, cá linh, cá đối,... Theo phương pháp truyền thống, sản xuất nước mắm sẽ được lên men cá, muối và nước trong điều kiện bắt buộc, ngoài ra còn có thêm đường, chất bảo quản và màu tự nhiên. Trên thực tế, độ đạm sẽ quyết định giá thành của chai nước mắm, độ đạm càng cao, giá càng đắt.

Do vậy, một số nhà sản xuất cố tình ghi thông tin độ đạm ở góc khuất, khó nhìn thấy hoặc dùng cỡ chữ nhỏ, khó đọc. Chính vì vậy, người tiêu dùng cần phải xem kỹ thành phần trên nhãn trước khi bị thu hút bởi bao bì bắt mắt, sặc sỡ...

Và thông tin tiếp theo người tiêu dùng cần quan tâm là tên, địa chỉ, nơi sản xuất của doanh nghiệp... Không nên mua những loại nước mắm trôi nổi, không xuất xứ, tuy giá rẻ hơn, thậm chí chưa bằng 1/2 giá của hãng uy tín nhưng lại tiềm tàng nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe cho bản thân và gia đình mình.

(Kiến thức gia đình số 25)

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm