| Hotline: 0983.970.780

Bất bình nhiều 'đầu gấu' o ép nhà vườn khi giá chanh dây tăng cao

Thứ Năm 24/08/2017 , 09:34 (GMT+7)

Từ 5.000-6.000 đồng/kg thì đến nay, giá chanh dây ở nhiều nơi tại Tây Nguyên đã vọt lên đến 25.000-30.000 đồng/kg. Tuy nhiên niềm vui chưa trọn khi người trồng chanh dây đang phải đối mặt nỗi lo bị o ép thị trường...

Người trồng chanh dây đang phải đối mặt nỗi lo bị o ép thị trường (Ảnh: Dân trí)

Mấy ngày gần đây, giá chanh dây ở Kon Tum đã đột ngột lên đến 25-30 ngàn đồng/kg. Mùa thu hoạch năm nay, những vườn chanh dây ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Kon Tum bỗng nhộn nhịp hẳn lên khi mà mỗi buổi chiều đến, không ít thương lái lùng sục tận vườn tìm mua. Không ít trường hợp, người mua còn phải làm hợp đồng, đặt cọc tiền trước với chủ vườn để có được nguồn hàng. Tuy nhiên cũng từ đây đã nảy sinh nhiều tiêu cực mà cụ thể là, không ít trường hợp chủ vườn bị ép bán, thậm chí có trường hợp có cả sự can thiệp của "xã hội đen".

Ông H.T.T, một nông dân trồng chanh dây ở thôn 9, xã Đăk H'ring (huyện Đăk Hà) hoang mang: “Mấy ngày nay, một thương lái thu mua chanh dây ở xã Đăk Mar dẫn theo một số đối tượng xăm trổ đầy mình, tìm đến tận các vườn trồng chanh dây để gạ gẫm hỏi mua. Có đối tượng còn bóng gió với hàm ý đe dọa: Nếu không bán, chủ vườn sẽ không chở sản phẩm ra khỏi địa bàn được, họ còn đe dọa cấm các "tài xế lạ" lái xe vào địa bàn bốc chanh dây chở đi nơi khác".

Nỗi lo bị tư thương ép bán, ép giá thể hiện rõ trên từng gương mặt của mỗi chủ vườn chanh dây ở thôn 9, xã Đăk H'ring. Về tìm hiểu vụ việc ở đây, hầu hết các chủ vườn đều rất e ngại khi tiếp xúc với chúng tôi, có người đồng ý trò chuyện thì lại dặn "Mấy chú không được nêu tên thật của tôi lên báo".

Những chủ vườn chanh dây lo sợ bị ép bán, ép giá, bị thương lái thuê "đầu gấu" đến "hỏi thăm sức khỏe" khi không đồng ý bán hoặc bán không theo giá của họ. Không chỉ vậy mà nhiều thương lái đến đặt vấn đề thu mua chanh dây, còn bị nhóm thương lái khác gây hấn, bị nhiều “thanh niên lạ” đe dọa, đuổi đi...

Thương lái thu mua chanh dây (Ảnh: Internet)

Xác nhận vấn đề trên, ông Phạm Văn Lập - Chánh Văn phòng UBND huyện Đăk Hà, cho biết: Trên địa bàn huyện đã có tình trạng “xã hội đen” o ép những chủ vườn chanh dây; giành giật thị trường và đe dọa những thương lái không cùng nhóm đến vườn thu mua. Khi nắm thông tin phản ánh từ nhân dân, huyện đã gấp rút chỉ đạo, yêu cầu Công an huyện Đăk Hà phối hợp với Công an xã Đăk Hring điều tra, làm rõ để người dân yên tâm làm ăn.

Những nỗ lực nhằm hạn chế và dập tắt tình trạng tranh mua, ép giá chanh dây đối với các chủ vườn của chính quyền huyện Đăk Hà, đang có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nhiều chủ vườn vẫn nơm nớp lo sợ bị đe dọa và phải bán với giá rẻ. Một nông dân (đề nghị giấu tên), cho biết: “Gia đình tôi thuê đất và trồng hơn 5 ha chanh dây. Thời gian trước giá chanh dây chỉ từ 6.000-7.000 đồng/kg chanh dây quả. Nhưng đến thời điểm này giá lên đến 27.000-28.000 đồng/kg. Người dân chúng tôi mừng lắm, nhưng không ngờ chưa tới kỳ thu hoạch đã bị một thương lái cùng một số đối tượng lạ mặt xăm trổ đầy mình, vào tận vườn hỏi mua chanh dây, họ có ý hăm dọa và nói sẽ không cho thương lái khác vào thu mua...”.

Trước đó, Công an huyện Đăk Hà cũng đã nhanh chóng xác minh 2 đối tượng trực tiếp đến đe dọa người dân và tài xế lái xe chở chanh dây tại xã Đăk H'ring. Trong đó, có một người tên Phạm Văn Tuân (chưa xác định địa chỉ). Tuân là đối tượng bị Công an tỉnh Kon Tum đang truy tìm vì liên quan đến một vụ mua bán vũ khí. Vụ việc vẫn đang được điều tra, xác định động cơ, mục đích các đối tượng.

 

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm