| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 30/03/2017 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 30/03/2017

Bất bình với phát ngôn vụ 'dâm ô với trẻ em': Phạm tội...ít nghiêm trọng!

Thông tin qua phát biểu từ ông Nguyễn Quang Long - Chánh văn phòng, người phát ngôn Viện KSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, về vụ án “dâm ô với trẻ em”: "Do nghi can đã lớn tuổi, phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng..."

18-20-00_xm-hi-tinh-duc-tre-em
Ảnh minh họa

"Do nghi can đã lớn tuổi, phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng nên cho tại ngoại”, đã làm dư luận, đặc biệt là các nhà hoạt động xã hội, bảo vệ quyền trẻ em, gay gắt phản ứng về chi tiết “phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng”.

Pháp luật chỉ mới quy định về các loại tội phạm là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Căn cứ để phân biệt loại tội phạm là căn cứ vào mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy.

Cụ thể, khoản 3, Điều 8 Bộ luật Hình sự khái niệm các tội phạm: tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù. Như vậy xác định “tội phạm ít nghiêm trọng” phải căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt là không được quá 3 năm tù.

Về chuyên môn luật, luật sư Đinh Văn Quế, nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND Tối cao, từng khẳng định “tội phạm ít nghiêm trọng” và “phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” không phải là một: “Tội phạm ít nghiêm trọng” là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy đến 3 năm tù (khoản 3 Điều 8 BLHS).

Còn “phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” cũng là trường hợp gây nguy hiểm không lớn cho xã hội nhưng không phụ thuộc vào mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy mà phụ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do bị cáo gây ra. Đến nay, chưa có hướng dẫn chính thức của các cơ quan tố tụng trung ương xác định thế nào là “phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”. Nhưng ông cũng cho rằng, cả 2 đều là “trường hợp gây nguy hiểm không lớn cho xã hội”.

Theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015, có hiệu lực từ ngày 1/7/2016, thì quy định khung hình phạt về tội dâm ô như sau: “Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”. Nếu xét về câu chữ, khung hình phạt trong luật hiện hành, thì hành vi dâm ô với trẻ em, có lẽ đang được nhìn nhận là “tội phạm ít nghiêm trọng”.

Như vậy, việc ông N.K.T (77 tuổi) bị tố cáo có hành vi dâm ô với cháu T.N.T (SN 2009), bị khởi tố theo tội danh này, và được ông Nguyễn Quang Long - Chánh văn phòng, người phát ngôn Viện KSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phát biểu rằng đây là “phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng”, có vẻ như không sai về luật.

Công tác bảo vệ trẻ em ở Việt Nam đang được thực hiện trên cơ sở củng cố và phát triển hệ thống pháp luật về bảo vệ trẻ em và dịch vụ bảo vệ trẻ em nhằm hạn chế tình trạng trẻ em bị sao nhãng, xâm hại, bạo lực, mua bán. Hành vi “dâm ô với trẻ em” không thể được coi là “trường hợp gây nguy hiểm không lớn cho xã hội” được. Và ông Nguyễn Quang Long đã nói không sai theo văn bản luật, nhưng có thể khẳng định, nó sai với thực tiễn cuộc sống.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm