| Hotline: 0983.970.780

Bất cập quản lý thú y cơ sở

Thứ Năm 21/11/2013 , 10:15 (GMT+7)

Thú y cơ sở trực thuộc sự quản lý của UBND xã chứ không phải Trạm thú y huyện. Đây là bất cập khiến công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm ở tỉnh Thanh Hóa kém hiệu quả nhiều năm qua.

Thú y cơ sở trực thuộc sự quản lý của UBND xã chứ không phải Trạm thú y huyện. Đây là bất cập khiến công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm ở tỉnh Thanh Hóa kém hiệu quả nhiều năm qua.

Thiệt hại không đáng có

Đầu tháng 10/2013 vừa qua, trên địa bàn 3 huyện Nông Cống, Quảng Xương và Vĩnh Lộc đã xảy ra dịch LMLM type A khiến 104 con trâu, bò, lợn mắc bệnh nhưng việc phát hiện, chống dịch bị đình trệ do Chi cục phát hiện chậm. Nguyên nhân chính của sự chậm trễ, tắc trách này, theo ông Nguyễn Hữu Định, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa, là do thú y xã báo cáo chậm.

Nhớ lại đợt dịch tai xanh năm 2008, do chủ quan, lơ là, cán bộ thú y xã “non” chuyên môn, đoán mò lợn ốm và chữa trị theo kiểu được chăng hay chớ, đến khi dịch không kiểm soát nổi mới báo cáo cho cấp trên thì lúc này số lợn ốm, tiêu hủy đã lên đến gần 194 nghìn con, thiệt hại cho người chăn nuôi lên đến hàng trăm tỷ đồng.


Chuyển thú y cơ sở về Chi cục Thú y quản lý sẽ nâng cao hiệu quả phòng chống dịch

Ông Định nói: “Đưa lực lượng thú y xã về hoạt động theo đúng ngành dọc là việc làm cấp bách nhất hiện nay, bởi nếu không gắn kết được chuyên môn thì phòng chống dịch sẽ rất khó. Thậm chí dịch có thể bùng phát ở cơ sở cả chục ngày nhưng chúng tôi vẫn không hề hay biết”.

Phải đồng bộ theo ngành dọc

Ông Định cho rằng, việc chuyển gần 600 cán bộ thú y xã về cho Chi cục trực tiếp quản lý, chi trả trợ cấp sẽ góp phần đắc lực giúp cơ quan này thực hiện công tác giám sát dịch bệnh, kiểm tra giết mổ, vệ sinh thú y chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Đặc biệt, khi hoạt động theo ngành dọc, Chi cục sẽ có điều kiện trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ này, tránh tình trạng “đoán mò” gia súc, gia cầm bị bệnh và tự điều trị theo cảm tính như lâu nay vẫn làm.

Ví dụ, khi phát hiện gia súc bị chướng bụng, đầy hơi… nếu thú y xã kịp thời báo cáo lên Trạm thì việc chữa trị rất đơn giản. Ngược lại, biểu hiện bệnh LMLM, tai xanh hay cúm gia cầm rất phức tạp, nếu thú y cơ sở hạn chế về chuyên môn sẽ rất khó phát hiện, ảnh hưởng đến việc điều trị, nguy cơ dịch lây lan diện rộng khó tránh khỏi.

Còn ông Nguyễn Trọng Cường, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Hoằng Hóa khẳng định: Việc giao UBND xã quản lý thú y cơ sở là quá bất cập, bởi họ là lực lượng phụ trách chuyên môn nên nhất định phải chịu sự quản lý về chuyên môn của Trạm Thú y, UBND xã chỉ đóng vai trò phối hợp, hỗ trợ tiêm phòng, phòng chống dịch. Nếu với cách làm như hiện nay thì chẳng ai có thể quản lý tốt được đội ngũ này.

Ông Cường bức xúc: “Có những thời điểm nhạy cảm dễ phát sinh dịch bệnh, chúng tôi yêu cầu thú y cơ sở tham gia các cuộc họp, báo cáo tình hình nhưng họ viện đủ lý do để trốn tránh. Thậm chí, khi có gia súc, gia cầm bị ốm, lực lượng này còn cố tình giấu dịch, trong khi thẩm quyền xử lý kỷ luật của Trạm không được phát huy”.

Thiết nghĩ, việc yêu cầu cán bộ thú y xã đáp ứng công việc xuất sắc là không thể bởi trợ cấp cho “chức” thú y cơ sở chỉ được 700.000 - 1.000.000 đ/tháng. Nếu chuyển lực lượng này về hoạt động theo đúng ngành dọc, chắc chắn hiệu quả trong chỉ đạo, giám sát tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

“Giao đội ngũ thú y cơ sở cho xã quản lý đúng là bất cập”

Sau khi nghe phản ánh của Chi cục Thú y về nguyên nhân khiến diễn biến dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh ngày càng phức tạp, ông Lê Như Tuấn, Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa đã khẳng định như vậy và yêu cầu Chi cục Thú y xây dựng một đề án để kiện toàn, đưa lực lượng thú y xã về hoạt động theo đúng ngành dọc.

Xem thêm
Mang Yang là nơi rất tốt để phát triển đàn bò sữa

Khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành, nguồn nước sạch…, là những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển bò sữa ở Mang Yang, Gia Lai.

Huấn luyện kỹ năng phòng, chống bệnh dại

CẦN THƠ Ngày 16/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ phối hợp với Sở Y tế, Trường Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) tập huấn phòng, chống bệnh dại trên động vật.

Bình Định lên phương án né hạn cho vụ hè thu

Bình Định đang lên phương án chủ động ứng phó với tình hình hạn hán, tập trung vận động người dân tiết kiệm nước để đảm bảo thắng lợi vụ hè thu 2024.

Tưới tiết kiệm: Khó khăn trước mắt, lợi ích dài lâu

Đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm có thể tốn kém trước mắt cho nhà nông, song sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu.