| Hotline: 0983.970.780

Bắt đầu từ những việc nhỏ

Thứ Tư 27/11/2013 , 11:03 (GMT+7)

Đến xã Khánh Hưng vào những ngày này mới cảm nhận hết lòng quyết tâm của người dân và chính quyền địa phương trong việc chung tay xây dựng NTM...

Là một trong những địa phương thuộc nhóm đạt được ít tiêu chí nhất về xây dựng NTM của huyện nên xã Khánh Hưng (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn và thiếu thốn.

Thế nhưng, chính xuất phát từ những cái khó, cái thiếu đã khiến chính quyền địa phương và nhân dân trong xã luôn ý thức cao trong bảo vệ những gì hiện có, nhất là cơ sở hạ tầng nông thôn. Từ đó, phong trào toàn dân tham gia duy tu, sửa chữa đường giao thông ngày càng được nhân rộng.

Đến xã Khánh Hưng vào những ngày này mới cảm nhận hết lòng quyết tâm của người dân và chính quyền địa phương trong việc chung tay xây dựng NTM. Không ai bảo ai nhưng tất cả người dân đều ý thức được cái khó hiện tại của quê hương mình.

Từ đó, họ mong muốn được nhìn thấy làng quê ngày càng thêm đổi mới. Xuất phát từ cái lợi ích chung này mà người dân ở xã Khánh Hưng đã bắt tay cùng nhau xây dựng quê hương từ những việc nhỏ.

Toàn dân đồng lòng

Tuy chưa thể đạt được tiêu chí đường GTNT nhưng phong trào xã hội hóa trong lĩnh vực này trên địa bàn xã cũng đang diễn ra khá sôi nổi. Tính đến thời điểm hiện nay toàn xã đã xây dựng được trên 52,3 km đường nông thôn bằng bê tông, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Bên cạnh việc xây dựng mới là công tác duy tu, sửa chữa cũng được triển khai đồng bộ.

Khơi nguồn và điển hình nhất trong phong trào này phải kể đến ấp Kinh Đứng B. Ông Danh Mạnh Khuynh, Bí thư Chi bộ ấp Kinh Đứng B, người đưa ra ý tưởng này, nhớ lại: “Ý tưởng vận động người dân cùng tham gia góp tiền sửa chữa đường nông thôn được bắt đầu vào năm 2011 và từ việc nhiều tuyến dân trong ấp còn thiếu đường đi.

Khi mới đưa ra trình bày trong cuộc họp, mọi người trong tổ dân chính (chính quyền ấp) ai cũng cho là không thể thực hiện được với lý do là dân còn quá khó khăn. Do đó, anh em trong tổ dân chính là người gương mẫu, đi đầu bắt tay vào thực hiện. Tuy nhiên, khi triển khai kết quả rất khả quan, người dân nhiệt tỉnh ủng hộ, vậy là phong trào bắt đầu từ đó”.

Là một xã thuần nông, lại đông đồng bào dân tộc, Khánh Hưng bắt tay vào xây dựng NTM với muôn vàn khó khăn vướng mắc. Dù đã nỗ lực với nhiều hình thức xã hội hóa nhưng đến nay xã chỉ đạt được 3/19 tiêu chí trong bộ tiêu chí quy định.

“Nói là 3 nhưng giờ chỉ còn 2, do tiêu chí giáo dục theo quy định mới là không đạt. Chặng đường tiến tới NTM vẫn còn khá xa và quá khó”, ông Hồ Thiên Chúa, Chủ tịch UBND xã Khánh Hưng, cho hay. Chính vì còn quá xa, quá khó nên việc duy tu, bảo vệ để khai thác và sử dụng lâu dài những gì hiện có là hết sức cần thiết.

Là vùng ngọt hóa, cây lúa, ngọn rau và con cá đã gắn bó với người dân Khánh Hưng từ lâu. Mặc dù đã cần mẫn sản xuất với nhiều mô hình đa cây, đa con kết hợp nhưng người dân Khánh Hưng dẫn còn rất nhiều khó khăn khi tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 12,32%.

Theo Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 của Ủy ban Dân tộc về công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015, thì Khánh Hưng là xã thuộc khu vực III và có 6 ấp được công nhận là thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc.

Hiệu quả thiết thực

Mùa mưa sắp kết thúc, ông Khuynh đang phải ngược xuôi trên các tuyến đường thuộc địa bàn ấp để thống kê mức độ hư hỏng, lên kế hoạch sửa chữa. Tuy không kém phần cực nhọc nhưng ông không giấu được niềm vui khi cho biết: “Đã tiến hành họp dân xin ý kiến, hầu như ai cũng nhiệt tình ủng hộ”.

Ông Khuynh cho biết thêm: “Tổ không vận động đóng góp toàn ấp mà chỉ nhận tiền của những nhà trong tuyến đường đi qua. Hộ nào có xe thì đóng cao hơn (khoảng 30-40 ngàn đồng), còn nhà nào không xe thì ít hơn, tùy theo khả năng”. Sự hưởng ứng của người dân được thể hiện bằng số tiến đóng góp mỗi năm đều tăng.

Phong trào vận động nhân dân đóng góp duy tu, sữa chữa đường GTNT không chỉ mang lại hiệu quả ở ấp Kinh Đứng B, mà hiện nay phong trào này cũng đang diễn ra sôi nổi ở nhiều ấp khác trên địa bàn xã.

Ông Hồ Thiên Chúa, Chủ tịch UBND xã Khánh Hưng, cho biết, từ hiệu quả trong cách làm của ấp Kinh Đứng B, xã đã tiến hành nhận rộng ra nhiều ấp khác và cũng mang lại dấu hiệu rất khả quan. Tiêu biểu là ấp Rạch Lùm A, tuy mới triển khai nhưng trong năm 2012 đã vận động người dân đóng góp trên 12 triệu đồng để sữa chữa 4,3 km lộ giao thông.

Ngoài ra, ấp Rạch Lùm B, Rạch Lùm C phong trào này cũng đang diễn ra sôi nổi; không chỉ đóng tiền sữa chữa đường, người dân còn tham gia phát quang lộ giới… Người dân ấp đóng góp được bao nhiêu thì được, còn lại xã tiếp tục vận động và ủng hộ thêm.

Tuy số tiền mỗi người dân bỏ ra là không lớn nhưng cái lớn nhất đó chính là ý thức cùng chung tay với chính quyền địa phương trong xây dựng quê hương.

Mặc dù đang gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng thắng lợi lớn nhất của chính quyền xã Khánh Hưng là đã xây dựng được thế trận lòng dân vững chắc. Đây chính là tiền đề để Khánh Hưng có thể vượt qua khó khăn trên chặng đường xây dựng NTM vẫn còn rất xa.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm