| Hotline: 0983.970.780

Bắt khẩn cấp Giám đốc cây xăng gian lận "móc túi" dân

Thứ Tư 28/07/2010 , 21:56 (GMT+7)

Sau khi tiến hành kiểm tra và đo lường lại lần cuối, cơ quan CSĐT đã thi hành lệnh bắt khẩn cấp đối với ông Nguyễn Xuân Lộc (SN 1956), chủ DNTN Hoàng Xuân Lộc...

Sau khi tiến hành kiểm tra và đo lường lại lần cuối, cơ quan cảnh sát điều tra đã thi hành lệnh bắt khẩn cấp đối với ông Nguyễn Xuân Lộc (SN 1956), chủ DNTN Hoàng Xuân Lộc vì hành vi gian lận trong kinh doanh xăng dầu. 

>> Phát hiện 1 cây xăng ''rút ruột'' khách hàng kỷ lục

Khoảng 14h ngày 28/7, liên nghành Cảnh sát kinh tế Công an TP Hà Nội và thanh tra Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội đã tiến hành kiểm tra và đo lường lần cuối tại cây xăng ở xóm 7 đường Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế, Từ Liêm.

Hệ thống niêm phong chip điện tử và dây dẫn được sử dụng vào chiều qua đã được tháo bỏ để cơ quan chức năng thực hiện đo lường mức xăng. Qua đó, cơ quan chức năng lấy kết quả thẩm định lần cuối.

Ông Nguyễn Xuân Lộc, chủ cây xăng xuất hiện với dáng vẻ mệt mỏi. Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc đã thực hiện kinh doanh gian lận được bao lâu, ông Lộc lúng túng và nói rằng “không nhớ rõ”.

Ông Lộc "thất thần" trước lệnh bắt khẩn cấp của cơ quan điều tra

“Tôi có biết gì đâu, có một anh thanh niên lạ nào đó đến đề nghị tôi lắp, tôi đồng ý rồi sau đó không thấy anh ta quay trở lại”, ông Lộc cho biết. Khi cơ quan chức năng yêu cầu ông Lộc thực hiện đấu nối lại hệ thống chip điện tử, ông này ấp úng khai là không biết lắp kiểu gì (!?).

Ngày hôm nay ông Lộc khai nhận thêm rằng số lượng bán xăng trung bình mỗi ngày từ cột xăng gian lận vào khoảng 3.000 lít. Như vậy với con số này nhân với 1.199 đồng “tiền lãi” mỗi lít, theo tính toán ông Lộc “móc túi” của người dân với số tiền vào khoảng 3,5 triệu/ngày.

Bảng chip điện tử được đấu nối hết sức tinh vi, với một bo mạch chủ có gắn chip dùng để điều khiển. Cùng với đó là 5 cục pin để “nuôi” con chip, một dây dẫn dài khoảng 7m để đấu nối chìm dưới nền nhà, kéo từ cột xăng vào dàn máy vi tính để trong phòng điều hành.

Trong suốt buổi chiều 28/7, khi cơ quan điều tra tiến hành kiểm tra, hàng chục người dân từ nhiều nơi khác nhau đã tập trung về đây để bày tỏ bức xúc trước cơ quan chức năng. Chị Đỗ Thị Bích Ngọc ở xóm 8, xã Cổ Nhuế đã từng mua xăng rất nhiều tại cửa hàng này đã mang phiếu mua xăng thường xuyên đến để đòi lại công bằng.

Chị Ngọc bức xúc: “Do là doanh nghiệp nhỏ nên gia đình tôi thường xuyên phải mua xăng, chúng tôi đã chọn nơi này để cung ứng xăng cho công việc. Nhiều lần đã thấy lái xe phản ảnh về tình trạng có vẻ thiếu hụt xăng nhưng chúng tôi cũng không để ý. Đến nay, sự việc vỡ lở tôi mới biết cây xăng này làm ăn gian lận thực sự”.

Cùng chung tâm trạng với chị Ngọc, bác Phan Quốc Cường ở xóm 6, xã Cổ Nhuế đã thẳng thắn: “Lần đầu mua xăng ở đây tôi đã biết ngay mình bị lừa bởi lượng xăng tôi bơm bị thiếu hụt rất lớn. Khiếu nại cửa hàng thì họ trả lời…máy tự động bơm, sai làm sao được!”.

Sau quá trình kiểm tra khẩn trương, đến 17h30 phút cùng ngày, Cảnh sát kinh tế Công an TP Hà Nội thi hành lệnh bắt khẩn cấp đối với ông Nguyễn Xuân Lộc.

Hệ thống bơm xăng và toàn bộ cửa hàng đã được niêm phong trở lại. Cơ quan chức năng cũng đã tiến hành dán thông báo bên ngoài cửa hàng bán xăng về hành vi gian lận của cửa hàng và có ghi rõ số điện thoại nóng để người dân trực tiếp đến cơ quan điều tra phản ánh.

Thượng tá Đinh Cao Thành, phó trưởng phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hà Nội cho biết: “Đây là vụ án trọng điểm về gian lận kinh tế trên địa bàn Hà Nội được dư luận rất quan tâm. Chúng tôi sẽ thu thập đầy đủ chứng cứ và điều tra nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.”

(Theo VTC News)

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm