| Hotline: 0983.970.780

Bật mí về quốc tiệc: Cầu kỳ quốc yến Trung Quốc

Thứ Năm 20/11/2014 , 09:31 (GMT+7)

Quốc yến (tiệc chiêu đãi cấp quốc gia) thường là một bữa tối mà nước chủ nhà tổ chức để chiêu đãi quan khách quốc tế. 

Quốc yến của mỗi nước thường cố gắng thể hiện những tinh hoa ẩm thực của nước mình và cũng là phương tiện ngoại giao, ẩn chứa các thông điệp.

Ở Trung Quốc, quốc yến chỉ do hoặc Chủ tịch nước, hoặc Thủ tướng tổ chức. Đối với người Trung Quốc, thức ăn không chỉ đơn giản là thứ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, mà từ lâu được coi là công cụ ngoại giao, Nhật báo Trung Quốc cho hay.

Chuẩn bị 6 tháng cho một bữa tiệc

Trong nhiều năm, hầu hết các phương tiện truyền thông khi tường thuật các lần quốc yến chỉ giới thiệu khách mà “quên” nói về thực đơn.

Nhưng vừa rồi, hãng tin Tân Hoa xã đã tiết lộ những món ăn Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dùng để tiếp các nguyên thủ tham dự một sự kiện được tổ chức tại Thượng Hải, trong đó có tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo một số nước khác.

Tiệc được tổ chức tại một khách sạn 5 sao. Các đầu bếp đã phải chuẩn bị từ hơn 6 tháng trước đó với mục tiêu giới thiệu tinh hoa ẩm thực của vùng phía nam sông Dương Tử, đầu bếp trưởng Su Dexing nói với Nhật báo Thượng Hải.

Thực đơn, lấy chủ đề là “Con đường tơ lụa”, gồm dạ dày cá hầm với nấm, món tôm tẩm ướp hai lần, thịt bò om, sò điệp xào, cá bơn nấu nước tương, mướp nấu đậu… Đi kèm là sáu loại rượu khai vị, trái cây và các món tráng miệng.

Trước hôm diễn ra quốc yến một ngày, Su và tám đầu bếp khác đã phải nấu thử hai lần. “Chín đầu bếp phải chuẩn bị hơn 10 món ăn phục vụ 330 thực khách. Chúng tôi bị áp lực chưa từng thấy”, Su nói.

Lần này, quốc yến loại bỏ hai món vi cá mập và bào ngư, vốn thường có trong thực đơn quốc yến của Trung Quốc.

“Nghe qua, có thể thấy các món ăn lần này tương đối “bình dân”, giống như bữa hằng ngày. Nhưng cái cầu kỳ của quốc yến nằm ở phương pháp chế biến món ăn”, Su nói.

Đầu bếp, đầu tiên phải chọn nguyên liệu thượng hạng, rau phải thật tươi và không dùng thuốc trừ sâu. Các đầu bếp đã dùng đủ loại phương pháp nấu chín thức ăn, từ hầm, om, luộc, rán, hấp, nướng… Có những món, nghe đơn giản nhưng yêu cầu rất cao.

“Ví dụ món mướp xào. Đây là loại rau sau khi xào sẽ chuyển qua màu xám đen, khá xấu. Vì thế chúng tôi phải ngâm chúng vào nước muối trong vòng 10 phút và sau đó rửa kỹ trước khi xào để khi món ăn được đem ra, nó vẫn giữ được màu xanh tươi”, đầu bếp Su nói.

Để phù hợp với khẩu vị của khách nước ngoài, các đầu bếp Trung Quốc dù nấu món Hoa nhưng vẫn có thể dùng gia vị kiểu phương Tây như tiêu đen, rượu brandy…

Thời gian cho lên món ăn cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất.

“Quốc yến diễn ra đúng 1 giờ 15 phút và đầu bếp không thể để chậm một phút nào bởi ngay sau khi kết thúc tiệc, khách sẽ tới nhà hát. Đầu bếp phải phục vụ các món ăn mỗi khi một màn ca nhạc phục vụ thực khách kết thúc. Do vậy, nhà bếp phải chính xác đến từng giây”, đầu bếp Su nói. Các món ăn không được đưa lên quá sớm vì thức ăn sẽ nguội đi, ảnh hưởng đến chất lượng.

imge002101330397
Vịt quay Bắc Kinh là món ăn nổi tiếng, có từ thời phong kiến và nay được xem là món ăn quốc gia của Trung Quốc

Phương tiện ngoại giao

Quốc yến đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động ngoại giao của bất kỳ quốc gia nào. Năm 1949, sau khi thành lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Chính phủ Trung Quốc tổ chức quốc yến đầu tiên, chiêu đãi 600 đại biểu trong và ngoài nước. Thủ tướng Chu Ân Lai chính là người lên thực đơn.

Hơn 40 năm trước, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã có chuyến viếng thăm lịch sử tới Trung Quốc, lúc đó khá cô lập với thế giới. Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã tổ chức quốc yến tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh.

Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông tự mình yêu cầu ba món ăn để đãi Tổng thống Nixon và phu nhân vào tiệc trưa. Trong tiệc tối, là tiệc chính, Thủ tướng Chu mang tới rượu Mao Đài ông dự trữ trong hơn 30 năm.

Theo báo New York Times, trước khi Nixon tới Bắc Kinh, phía Trung Quốc không biết người Mỹ thích ăn gì nên họ đưa ra cả những món ăn rất phổ thông như thịt lợn rô-ti, xúc xích Trung Quốc, vốn chẳng mấy khi có mặt trong quốc yến.

Một phiên dịch tiếng Trung của đoàn Mỹ kể lại: “Có hai món tôm cho dù tôm không phải món ăn Bắc Kinh đặc trưng. Lý do là phía Trung Quốc nghe nói người Mỹ thích tôm”.

Nhưng bên cạnh đó, cũng có những món “sơn hào hải vị” như súp vi cá mập, nấm đen mù tạt, cá phi-lê dầm sốt rượu vang…

Các bức ảnh cho thấy Tổng thống Nixon thành thạo sử dụng đũa nhưng tỏ ra bối rối trước một số món ăn, ví dụ món mề vịt rán, trong bữa tiệc toàn các món vịt do Thủ tướng Chu chiêu đãi.

Một điểm thú vị nữa: phía Trung Quốc đã mang Mao Đài, là một loại rượu mạnh và khó uống nếu là lần đầu.

Một trợ lý cố vấn an ninh quốc gia Kissinger, người đi tiền trạm và nếm thử Mao Đài đã rất lo ngại loại rượu này có thể khiến Tổng thống Nixon “lâm nguy”. Ông ta đã điện về Washington nói “tổng thống không nên vì bất cứ lý do gì uống rượu đó đáp lễ tại quốc yến của họ”.

Nhưng tại buổi quốc yến của phía Trung Quốc, Tổng thống Mỹ đã “đấu tay đôi” với Thủ tướng Trung Quốc. Ông Chu hết bao nhiêu, ông Nixon cũng cạn bấy nhiêu.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm