| Hotline: 0983.970.780

Bất ngờ lũ lớn...

Thứ Hai 04/10/2010 , 16:18 (GMT+7)

Trên toàn tỉnh hiện đã có hơn 16.000 căn nhà bị ngập và hư hại. Hiện nay huyện lỵ của huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa và Lệ Thủy đang bị chia cắt vì các tuyến đường vào huyện lỵ đều bị ngập lụt. Tại 2 huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa trời vẫn đang mưa to đến rất to, nước các sông suối lên nhanh...

Trên toàn tỉnh hiện đã có hơn 16.000 căn nhà bị ngập và hư hại. Hiện nay huyện lỵ của huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa và Lệ Thủy đang bị chia cắt vì các tuyến đường vào huyện lỵ đều bị ngập lụt. Tại 2 huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa trời vẫn đang mưa to đến rất to, nước các sông suối lên nhanh...

Tại huyện miền núi Minh Hoá, lũ lớn đã cắt đứt các tuyến giao thông về các xã Tân Hoá, Thượng Hoá. Riêng đường vào nơi ở đồng bào Rục đã bị lũ cắt đứt. Ông Đinh Minh Chất-Chủ tịch UBND huyện cho hay: “Hiện nhiều tuyến đường đi về vùng trũng lụt ở xã Tân Hóa bị cắt đứt hoàn toàn. Chiếc ca nô PCLB của huyện do hoạt động quá công suất đã bất ngờ bị hỏng nên không còn phương tiẹn để tiếp cạn ứng cứu cho người dan ở đây. Huyện đã báo cáo khẩn cấp với tỉnh để xin chi viện...Nếu không có ca nô kịp thời thì tình hình sẽ rất căng...”. 

Lực lượng cứu hộ đưa người dân ra khỏi vùng lũ nguy hiểm

Huyện Minh Hoá đã tiến hành di dời khẩn cấp 100 hộ dân với 600 khẩu trong vùng lũ dữ đến nơi an toàn. Theo thông tin chúng tôi nắm được tại xã Minh Hoá có hai vợ chồng anh chị Trương Xuân Đương, Cao Thị Điềm đi tìm bò lạc đã mất tích từ hai ngày nay chưa thấy về; tại xã Trọng Hoá, người dân phát hiện một xác chết mắc kẹt trên cây ở giữa sông nhưng chưa vớt được nên chưa rỏ danh tính; trên địa bàn huyện có 3 ngôi trường bị ngập; 4 cột điện 0,4Kv ở xã Hoá Sơn bị gãy đổ

Sáng ngày 4- 10, chúng tôi có mặt tại khu vực thôn Phú Nhiêu, xã Thượng Hoá. Do mưa lớn, mực nước dâng cao đột biến, tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua thôn Phú Nhiêu, xã Thượng Hoá bị lũ nhấn chìm trên 2km với mức nước từ 0,5m đến 2m. Còn tuyến đường xuyên Á bị tắc tại khu vực xã Hồng Hoá. Như vậy, huyện Minh Hoá đã bị cô lập hoàn toàn với các địa phương khác trong tỉnh. Hơn lúc nào hết, phương châm phòng chống bão lụt “bốn tại chỗ” được Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân huyện Minh Hoá phát huy cao độ nhằm giảm thiểu những thiệt hại về người và tài sản.

Đường vào các bản đồng bào Rục xã Thượng Hoá bị chia cắt nhiều đoạn. Đây là lần thứ hai trong mùa mưa lũ năm nay đồng bào Rục bị cô lập và tình trạng này sẽ còn kéo dài. Hiện tại ở Đồn biên phòng 585 số lượng gạo tập kết đủ, sẵn sàng cấp phát cho bà con trong một thời gian dài. Đồng bào thôn Phú Nhiêu chạy lũ bằng cách tập trung tài sản, gia súc, gia cầm lên nền đường Hồ Chí Minh ở những khu vực cao ráo. Vợ chồng anh Cao Sỹ Huề bỏ lại căn nhà xây nước ngập đến bậu cửa “di cư” đến nhà người thân, anh bảo: “Nước lên nhanh quá, không thể nào xoay trở kịp, nhiều gia đình trong thôn chỉ kịp bồng bế nhau chạy lũ, miễn sao đảm bảo được tính mạng, còn tài sản bỏ lại hết. Nhà tui có 3 con bò, thả vào rú chẵng biết bây giờ chúng đi đâu”. 

Lũ ngập nhà ở Văn Hóa (Tuyên Hóa)

Thị trấn Quy Đạt chưa có lúc nào nước lũ lên cao như lần này, đó là nhận định của nhiều người dân sinh sống tại đây. Tại thị trấn có 404 ngôi nhà bị ngập trong đó 152 nhà ngập nặng; 15 nhà có nguy cơ sạt lỡ; 14,3 ha hoa màu gồm sắn, ngô vụ đông, rau các loại; 2,6 ha ao cá mất trắng. Tổng thiệt hại ước tính 1,5 tỷ đồng. Nước lũ nhấn chìm của gia đình ông Đinh Xuân Bồi ở tiểu khu 6 ba ao cá. Ông Bồi xót xa: “Mất toi trên 5 triệu đồng rồi các chú ơi, gia đình vẫn có biện pháp phòng chống lũ rồi nhưng nước lên quá nhanh”. Cũng do nước lên nhanh mà gia đình ông Giao ở tiểu khu 8 bị ngập mất chiếc máy xay xát, tài sản giá trị nhất trong nhà. Nhà của anh Lệ, tiểu khu 5 bị ngập đến 2m, trong nhà có chị gái đang đau, may mắn lực lượng cứu hộ của thị trấn có mặt kịp thời dùng thuyền chở đi bệnh viện đa khoa huyện cấp cứu.

Xã Tân Hoá có 623 hộ, 3.066 khẩu, sinh sống tại 7 thôn, trong đó có các thôn như: thôn 4, thôn 5 mỗi khi có lũ lụt thường bị ngập nặng nhất. Để có thể sống cùng với lũ như mọi năm bà con đã tập kết tài sản lên tra nhà, toàn xã hiện đã huy động trên 300 thuyền, sẵn sàng đối phó với nguy cơ bị ngập lụt dài ngày. Do trời mưa rất lớn, chúng tôi không thể vào đến xã Tân Hoá, trao đổi qua điện thoại, ông Cao Thanh Bình, Bí thư Đảng uỷ xã cho biết: “Toàn xã đã có nhà bị ngập Còn trường học và các nhà văn hoá thôn, trạm y tế xã đã bị chìm sâu trong nước. Ngay trụ sở UBND xã, nước tràn vào cao 0,5 mét. Các thôn: 1, 2, 3 ngập khoảng 3m; thôn 4 nặng nhất ngập trên 4m, nước chạm mái nhà. 

Lũ lớn Tân Hóa (Minh Hóa)

Mưa lớn làm sạt lở nặng trên các tuyến đường ở Quảng Bình. Tuyến đường Quốc lộ 12 Vũng áng (Hà Tĩnh)- Khe Ve (Quảng Bình) bị tắc do sạt lỡ; đoạn đi qua các xã bị ngập của huyện Tuyên Hoá nhiều chổ ngập sâu trong nước trên 1m.. Đường Hồ Chí Minh bị sạt lỡ gần 10 điểm; đoạn qua đèo Đá Đẻo bị sạt lỡ nặng. Tại điểm qua xã Thượng Hóa (Minh Hóa) nước lũ ngập sâu trên 1m làm tắc tuyến đường này.

Nước sông Gianh tại Tuyên Hoá đã vượt trên mức báo động III 1,7m. Lũ làm ngập trên 8.000 ngôi nhà tập trung tại các xã Châu Hoá, Đức Hoá, Mai Hoá, Tiến Hoá...Trong đó có trên 1.200 ngôi nhà bị ngập nặng. Ông Hồ Thanh Ngọc- Chủ tịch UBND huyện đi kiểm tra lũ về cho hay đã di dời được 1.500 hộ dân với trên 4.700 nhân khẩu ra khỏi vùng nguy hiểm. Trước tình hình lũ có chiều hướng lên, ông Nguyễn Xuân Quang- Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo PCLB tại Truyên Hóa đã điều cao nô của Bộ đội Biên phòng đồn Cảng Gianh lên tiếp ứng cho các xã trong vùng bị ngập để di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Chiếc ca nô chở chúng tôi cắt chéo qua sông Gianh cuồn cuộn nước lũ đổ về. Nước lũ ngầu đục, hung hãn cuốn phăng tất cả. Nhiều cây gỗ lớn bị lũ cuốn trôi trên sông va vào ca nô đánh ục làm nó như bị chíu mũi sát xuống dòng lũ. Qua cầu Châu Hóa, nước chảy giữa các trụ cầu xoáy xiết như muốn kéo chiếc ca nô nhỏ vào vùng xoáy. Mưa vẫn nặng hạt quất rát cả mặt, khoảng cách nhìn ra xa cũng chỉ dược chừng chục mét. Nhiều người dân ở xã Văn Hóa, Châu Hóa...dã di dời trâu , bò lên vùng cao, thậm chí đưa lên cả nhà tàng tránh lũ. Ông Nguyễn Hoàng (thôn Cây Thị- xã Cảnh Hóa) đang đội mưa, gió chằng buộc mấy tấm gỗ trôi trên nước ;lũ than thở trong mưa: “Nước lên to quá và nhanh nữa. Không có thông tin cho mà chỉ thấy lũ lên nhanh ghê quá...”. 

Người dân vớt gỗ trôi trong lũ

Trong đêm 3 rạng ngày 4-10, 4 công nhân thi công công trình công Hói Đại (huyện Lệ Thủy) bị lũ bao vây và có nguy cơ bị cuốn trôi. Nhận được tin báo, ông Phạm Hữu Thảo-Phó Chủ tịch UBND huyện cùng Trung tá Nguyễn Văn Song- Phó trưởng CA huyện lên ca nô nhằm hướng lũ chảy xiết để cứu người. Cùng lúc, ca nô của UBND xã Lộc Thủy cũng kịp thời tiếp ứng tìm kiếm. Đêm tối, pha đèn pin chỉ có một khoảng ngắn, mưa và gió giất như muốn lật ca nô. Sau hơn 2 giờ đồng hồ quần thảo trên vùng lũ và tìm kiếm trong đêm tối, thuyền cứu hộ đã đưa được 4 công nhân đang bắt đầu lã đi vì mưa, rét về nơi an toàn. Cũng trogn sáng 4-10, lcự lượng CA huyện Lệ Thủy đã cứu được 2 người ở xã An Thủy bị lũ cuốn trôi.

Mưa lớn làm sạt lỡ nặng trên các tuyến đường ở Quảng Bình. Tuyến đường Quốc lộ 12 Vũng áng (Hà Tĩnh)- Khe Ve (Quảng Bình) bị tắc do sạt lỡ; đoạn đi qua các xã bị ngập của huyện Tuyên Hoá nhiều chổ ngập sâu trong nước trên 1m.. Đường Hồ Chí Minh bị sạt lỡ gần 10 điểm; đoạn qua đèo Đa Đẻo bị sạt lỡ nặng. Tại điểm qua xã Thượng Hóa (Minh Hóa) nước lũ ngập sâu trên 1m Làm tắc tuyến đường này.

Huyện Lệ Thủy cũng đang bị lũ bao vây. Tuyến đường 16 đi vào trung tâm huyện đã bị lũ nhấn chìm. Đường QL 1A (qua xã Hồng Thủy) đã bị ngập sâu trogn nươc trên 1m làm cắt đứt hoàn toàn giao thông trên quốc lộ. Ông Phạm Hữu Thảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy thì hiện nay trên địa bàn vẫn có mưa rất lớn, nước trên sông Kiến Giang đang lên nhanh, UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ", tăng cường kiểm tra, phòng, chống mưa lũ; chuẩn bị phương án di dời dân khi có tình huống xấu xảy ra, trong đó tập trung tại các địa phương miền biển, miền núi rẻo cao; chuẩn bị đầy đủ phương tiện, lực lượng, nhu yếu phẩm cần thiết nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.

Cũng vào sáng 4-10, tàu BĐ 40689 do Nguyễn Hồng Lý (sinh năm 1956 ở Phú Mỹ Bình Định) làm thuyền trưởng bị đứt neo trôi ra cửa biển Nhật Lệ và bị chìm, trên tàu có 12 người đưa được vào bờ. Hiện tại có 5 tàu (43 thuyền viên) đang mắc tại cửa Roòn. Lực lượng biên phòng đang cố gắng tiếp cận để đưa tàu và thuyền viên vào bờ.

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất