| Hotline: 0983.970.780

Bắt quả tang vụ tiêu thụ hơn 200 kg thịt thối

Thứ Sáu 22/11/2013 , 14:58 (GMT+7)

Khoảng 10 giờ ngày 21/11, các nhân viên BQL chợ thị trấn Ngãi Giao (huyện Châu Đức, tỉnh BR– VT) đã phát hiện quầy hàng của bà Lê Thị Lài đang bày bán hàng chục kg thịt heo bẩn đang trong quá trình phân hủy...

Khoảng 10 giờ ngày 21/11, các nhân viên BQL chợ thị trấn Ngãi Giao (huyện Châu Đức, tỉnh BR– VT) đã phát hiện quầy hàng của bà Lê Thị Lài đang bày bán hàng chục kg thịt heo bẩn đang trong quá trình phân hủy...

Khi kiểm tra trong nhiều thùng xốp khác của quầy thịt này, ngành chức năng còn phát hiện 136 kg thịt heo thối được gói trong những bọc ni lông, gồm nhiều chủng lọai như tai, mũi, lòng, giò, thịt đùi, ba rọi…

Mặc dù đuợc ướp đá song số thịt heo vẫn bốc mùi thối nồng nặc. Do vậy, đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản thu giữ toàn bộ tang vật gồm những thùng thịt heo bẩn cùng chủ hàng để xử lý. Tuy nhiên, lúc đầu người phụ nữ này cố tình giấu tên, không chịu trình giấy CMND.

Cho đến khi lực lượng công an, chính quyền địa phương đến thì người phụ nữ này mới thừa nhận tên Lê Thị Lài (SN 1969, ngụ tại thôn Tân Xuân, xã Bàu Chinh). Theo lời bà Lài khai nhận đã mua rẻ số thịt heo này từ các tiểu thương buôn bán trong chợ, sau đó mang về ướp đá để bán cho những hộ chăn nuôi cá sấu.


Bà Lài đang khai báo với cơ quan chức năng

Tuy nhiên, ông Thân Xuân Động, phòng NN-PTNT huyện Châu Đức lại khẳng định: “Hiện trên địa bàn huyện, một số trang trại chăn nuôi heo có phát triển thêm đàn cá sấu để tận dụng nguồn thực phẩm theo mô hình khép kín. Do vậy, không có hộ nào dám mua thịt động vật trôi nổi vì rất sợ lây nhiễm dịch bệnh ảnh hưởng đến đàn heo”.

Trao đổi với PV NNVN, ông Phan Ngọc Tiến - Truởng BQL chợ Ngãi Giao cho biết: “Đây không phải lần đầu tiên bà Lài mua bán thịt heo bẩn bị ngành chức năng bắt phạt. Khả năng số thịt trên đã được bà Lài thu mua từ nhiều ngày qua nên bị hôi thối và biến chất như vậy. Hơn nữa, không biết số thịt heo bẩn hàng ngày bà Lài tiêu thụ ra thị trường sẽ đi về đâu...?”.


Mang thịt thối đi tiêu hủy

Theo ông Tiến, hiện vụ việc đang đuợc cơ quan chức năng xem xét để đưa ra hình thức xử lý nghiêm. Đồng thời, nếu có tình tiết nghiêm trọng sẽ chuyển sang cơ quan điều tra Công an huyện xử lý. Ngay sau khi bắt số thịt bẩn trên, cơ quan chức năng đã tổ chức tiêu hủy nhằm tránh ô nhiễm lây lan; đồng thời tiến hành xử lý đối với bà Lài.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm