| Hotline: 0983.970.780

Bầu Đức 'giải cứu' HAGL

Thứ Hai 18/05/2015 , 06:15 (GMT+7)

Để giải cứu HAGL khỏi nguy cơ xuống hạng, bầu Đức tiếp tục cho tìm ngoại binh nhưng vẫn theo kiểu “ngon-bổ-rẻ”.

Trên thị trường chứng khoán, giá trị cổ phiếu HAG của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai phiên đóng cửa hôm 14/5 chỉ có giá 18.000 đồng/cổ phiếu, giảm 19% từ đầu năm. Và kể từ đầu năm 2012, đây là lần đầu tiên giá cổ phiếu này rơi xuống dưới mức 20.000 đồng xa đến vậy.

Trong các phiên gần đây, áp lực bán ra của các nhà đầu tư nước ngoài càng khiến cho HAG giảm nhanh hơn. Khoảng 4 triệu cổ phiếu HAG, trị giá hơn 70 tỷ đồng đã được bán ròng kể từ sau kỳ nghỉ lễ 1/5.

Kết quả là, để chặn đà giảm giá cổ phiếu, HAGL phải công bố mua vào 10 triệu cổ phiếu quỹ trong vòng một tháng tới. Bầu Đức, chủ tịch của tập đoàn, cũng đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu HAG để tăng tỷ lệ sở hữu lên 44%.

Bầu Đức hiện sở hữu hơn 43% cổ phần HAGL. Do đó, khi giá cổ phiếu HAG tiếp tục xuống thấp, bầu Đức buộc phải mua thêm lượng cổ phiếu HAG nữa để bổ sung vào quy mô tài sản, đảm bảo hoạt động giải chấp số cổ phần cầm cố của các khoản vay.

Đây được xem là một biện pháp giải cứu HAG. Tuy nhiên, nó là điều có lẽ bầu Đức chẳng muốn xảy ra.

Trong bóng đá, bầu Đức cũng vừa thực hiện một chuyện hy hữu khi ký hợp đồng với ngoại binh Sanogo Moussa để chỉ chơi đúng 1 trận đấu.

Cựu cầu thủ V.Ninh Bình đã xuất hiện trong trận đấu giữa HAGL với QNK Quảng Nam (vòng 12) và ghi 1 bàn góp phần vào trận hòa 2-2 trên sân Pleiku. Màn trình diễn của Moussa thực ra không đến nỗi tồi.

Tuy nhiên, có vẻ như HAGL không muốn mạo hiểm với một cầu thủ từng từng tốt nghiệp lò JMG Bờ Biển Ngà này bởi anh có tiền sử chấn thương đầu gối.

Moussa là ngoại binh thứ 5 phải sớm khăn gói rời phố Núi khi mà lượt đi V-League còn chưa khép lại. Để giải cứu HAGL khỏi nguy cơ xuống hạng, bầu Đức tiếp tục cho tìm ngoại binh nhưng vẫn theo kiểu “ngon-bổ-rẻ”. Và hôm qua, “Gỗ” đón thêm hàng loạt ngoại binh đến thử việc.

Xem thêm
Hải Phòng chi khoảng 40 tỷ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 có chủ đề 'Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản' với kinh phí dự kiến từ 40-45 tỷ đồng, gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên tham gia.

Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm