| Hotline: 0983.970.780

Báu vật vẫn chờ... chính sách

Thứ Hai 04/04/2011 , 09:39 (GMT+7)

Từ năm 2003, Hội Văn nghệ Dân gian đã công nhận danh hiệu Nghệ nhân dân gian, tuy nhiên danh hiệu chính thức do Nhà nước công nhận và chế độ ưu đãi tương xứng đến nay vẫn chưa có.

Từ năm 2003, Hội Văn nghệ Dân gian đã công nhận danh hiệu Nghệ nhân dân gian, tuy nhiên danh hiệu chính thức do Nhà nước công nhận và chế độ ưu đãi tương xứng đến nay vẫn chưa có.

Trong khi đó, nước ta đã có đến 5 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại thì các nghệ nhân dân gian - báu vật nhân văn sống - đánh giá của Đại hội đồng UNESCO năm 1989 đối với các nghệ nhân lĩnh vực văn hóa phi vật thể - vẫn chưa có chính sách đãi ngộ nào.

Dự thảo vẫn đang vướng

Ngày 31/3 vừa qua được xem là hạn cuối để nhận hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (NNND), Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) tại Bộ VHTTDL và các tỉnh. Nếu không có gì thay đổi, tháng 9 năm nay, nhiều nghệ nhân sẽ được công nhận danh hiệu NNND và NNƯT. Để kịp thời triển khai hoạt động này, Bộ VHTTDL đã hoàn chỉnh và gửi đến một số bộ, ngành có liên quan góp ý dự thảo thông tư quy định về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng cho kịp đến ngày 2/9 sẽ là đợt đầu tiên Nhà nước tôn vinh nghệ nhân dân gian. Tuy nhiên một số Bộ cho rằng cần phải tiếp tục nghiên cứu vì nếu ban hành sẽ dẫn đến chồng chéo.

Dự thảo thông tư quy định về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục hồ sơ xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT mà Bộ VHTTDL gửi lấy ý kiến các Bộ, ban ngành có liên quan bao gồm 4 chương và 17 điều. Tuy nhiên, những đóng góp của các Bộ, ban ngành một mặt tán thành với nội dung dự thảo thông tư đặt ra, mặt khác đề nghị cần nghiên cứu lại để tránh sự chồng chéo, trùng lắp với một thông tư khác.

Theo đó, Bộ Công thương cho rằng từ tháng 1/2007, Bộ này đã ban hành thông tư hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình và hồ sơ xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT mà đối tượng chính là nghệ nhân dân gian làm nghề thủ công truyền thống. Ðể tránh sự chồng chéo và tập trung, chỉ nên có một cơ quan làm đầu mối, Bộ Công thương đề nghị các Bộ ngành có liên quan cần ngồi lại với nhau để làm chung một thông tư mới về các đối tượng có liên quan. Bộ Tài chính, Ban Thi đua khen thưởng Trung ương  và Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN - PTNT) cũng chung quan điểm như vậy.

Còn Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) thì cho rằng thông tư của Bộ Công thương ban hành từ tháng 1/2007 chủ yếu tập trung vào đối tượng nghệ nhân nghề thủ công truyền thống. Còn dự thảo thông tư do Bộ VHTTDL soạn thảo đã đề cập các nghệ nhân dân gian thuộc các lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Gỡ rối thế nào?

Năm 2003, Hội Văn nghệ Dân gian VN đã công nhận danh hiệu Nghệ nhân dân gian tuy nhiên chỉ là công nhận trên tinh thần, chưa có chế độ đãi ngộ tương ứng. Hơn nữa, một danh hiệu chính thức từ Nhà nước, cụ thể là Bộ VHTTDL vẫn là niềm mong mỏi của những người được mệnh danh là báu vật nhân văn sống.

GS Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian cho biết: “Việc thực hiện chế độ đãi ngộ đối với các nghệ nhân Chính phủ đã giao Bộ VHTTDL thực hiện. Còn Bộ này thực hiện như thế nào thì tôi cũng không biết, vì tôi chưa từng được đọc quy chế mà họ soạn ra. Trong thời gian tới, nếu Bộ VHTTDL không phối hợp với chúng tôi thì chúng tôi vẫn tiếp tục việc phong tặng Nghệ nhân dân gian. Ðương nhiên, chúng tôi không có tiền bạc để giúp đỡ nhưng vẫn sẽ ủng hộ họ về mặt tinh thần”.

Theo GS Tô Ngọc Thanh, không có chuyện chồng chéo trong việc ra thông tư hướng dẫn việc phong tặng này. GS nhấn mạnh: “Bộ Công thương sẽ phong tặng danh hiệu NNND, NNƯT của họ và Bộ VHTTDL cũng thế. Bên cạnh đó, Hội Văn nghệ Dân gian, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cũng có cách để vinh danh các nghệ nhân của mình vì mỗi đơn vị một lĩnh vực khác nhau. Bộ VHTTDL không thể hiểu được làng nghề bằng Bộ Công thương. Việc còn tồn tại hiện nay là Bộ Công thương và Bộ NN - PTNT đang tranh luận với nhau vì những làng nghề này cũng nằm trong nông thôn và nằm trong quy hoạch phát triển nông thôn mới. Hai Bộ sẽ đi tìm một con đường chung và chẳng có việc gì khó cả”.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm