| Hotline: 0983.970.780

Bayer - nhân tố thúc đẩy tăng trưởng ngành lúa gạo Việt Nam

Thứ Tư 17/12/2014 , 08:10 (GMT+7)

Nhằm cải thiện thu nhập cho người nông dân và hướng đến “Tương lai cho ngành lúa gạo VN”, ngày 11/12 vừa qua, tại TP Cần Thơ đã diễn ra Hội thảo lúa gạo 2014.

Hội thảo được tổ chức hàng năm do Bayer CropScience VN tài trợ. Chủ đề của hội thảo năm nay là: Thực trạng XK gạo VN, những vấn đề về an ninh lương thực toàn cầu trong bối cảnh đất canh tác bị thu hẹp, cơ chế liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp trong chuỗi giá trị SX lúa gạo chưa tốt...

Tham dự có đại diện Bộ NN-PTNT cùng hơn 250 đại biểu đến từ khối nhà nước và tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thực tế cho thấy, XK gạo VN tăng hàng năm về số lượng, nhưng chưa có sự gia tăng giá trị. Nông dân vẫn phải chịu thu nhập thấp, do đó không thể tái đầu tư vào công nghệ SX, hạt giống và các sản phẩm bảo vệ mùa màng. Ngoài ra, hầu hết nông dân tại VN còn SX mang tính hộ gia đình, quy mô nhỏ, nhưng chi phí đầu vào lại cao.

Trong hội thảo năm 2013, Bayer CropScience đã đưa ra kế hoạch phát triển ngành SX lúa gạo VN, tiếp cận toàn diện khả năng tăng năng suất và thúc đẩy an ninh lương thực, an toàn thực phẩm và đang từng bước thực hiện, 4 bước bao gồm: Đi đầu trong phát minh cải tiến mới để giải quyết những thách thức chính trong canh tác lúa thông qua những giải pháp mới và hiện đại; Nâng cao năng lực cho nhà nông bằng cách cung cấp cho họ các công cụ, kỹ thuật và đào tạo; Nâng cao năng suất nông nghiệp theo cách phát triển bền vững và thân thiện với môi trường; Mở rộng quan hệ đối tác trên toàn chuỗi giá trị lúa gạo, giữa khối nhà nước và khối tư nhân.

Tại hội thảo, ông Torsten Velden, Giám đốc nhánh Bayer CropScience VN đã cập nhật tiến độ mà Bayer đang thực hiện nhằm hoàn thành các mục tiêu đề ra. Một trong những nội dung trong kế hoạch này là 2 giống lúa lai Arize có tính ưu việt cao, thích ứng với biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng. “Nhu cầu hợp tác chặt chẽ trong chuỗi giá trị trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết.

Ngày nay, mức SX lúa gạo toàn cầu vẫn còn thấp hơn so với nhu cầu tiêu thụ, dù vậy, vẫn chưa đẩy được giá gạo cao hơn. Do đó, thu nhập của nông dân VN vẫn chưa được cải thiện. Bằng cách liên kết các hộ nông dân nhỏ với các đối tác trong chuỗi giá trị, là các DN SX, chế biến, phân phối, bán lẻ, chế biến… như Cty SX thực phẩm Mars thông qua Bayer Food Chain Partnerships.

Bayer đã giúp nhà nông đảm bảo được doanh thu trong mỗi mùa vụ với giá cả phù hợp. Đồng thời, nông dân cũng đang được tiếp cận với các công cụ, kỹ thuật và các khóa huấn luyện cần thiết để giúp họ tăng năng suất và sản lượng”, ông TorstenVelden nói.

Tuy nhiên, ông Torsten Velden cũng chỉ ra rằng, mặc dù lợi ích của hạt giống được xử lý là rõ ràng, nhưng nhận thức và chấp nhận ở thị trường VN còn thấp. Để tăng kiến thức và nhận biết của nông dân về công nghệ xử lý hạt giống, Bayer VN đã hợp tác với Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL để chuyển giao công nghệ này cho thị trường.

Nhằm hỗ trợ tối đa cho ngành SX lúa gạo VN, tháng 6/2014, Bayer CropScience VN đã khánh thành “Trung tâm Ứng dụng công nghệ xử lý hạt giống” tại Cần Thơ.

Đây là nơi giới thiệu công nghệ và máy móc xử lý hạt giống hiện đại, cung cấp hệ thống tổng hợp trong ứng dụng hạt giống, giúp giảm thiểu ảnh hưởng của côn trùng và bệnh hại, giảm thiểu sử dụng hóa chất, cung cấp cho người nông dân giải pháp kiểm soát bệnh đạo ôn từ khâu gieo hạt mà không làm thay đổi quy trình ngâm ủ hạt giống truyền thống.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm