| Hotline: 0983.970.780

BC 15 - "Bá chủ" xứ Nghệ

Thứ Sáu 10/10/2014 , 10:15 (GMT+7)

Chúng tôi về xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) vào thời điểm nông dân đang khẩn trương thu hoạch lúa mùa sớm. 

Trên khuôn mặt thấm đẫm mồ hôi của bà con, chúng tôi cảm nhận được niềm vui được mùa.

Ông Lê Văn Dương, Chủ nhiệm HTXNN Đại Sơn, xã Ngọc Sơn phấn khởi cho biết: "Do ít khi bị ngập lụt nên cả 200 ha đất 2 lúa của xã viên đều được chỉ đạo gieo cấy vụ mùa sớm. Chúng tôi triển khai SX 2 giống BC 15 và Khang dân 18. Trong đó BC 15 đạt trên 120 ha.

Mặc dù bị sâu cuốn lá nhỏ lứa 4 tàn phá, sau đó sâu đục thân gây hại nhưng năng suất lúa đạt bình quân khoảng 250 kg/sào (5 tấn/ha). Riêng giống lúa BC 15 đạt 280 kg/sào, cá biệt có nhiều hộ thu trên dưới 300 kg/sào.

Lẽ ra năng suất bình quân của giống lúa BC15 phải cao hơn mức 280 kg/sào, nhưng vì thiếu lao động nên nhiều hộ gieo cấy không đúng lịch thời vụ mà HTX chỉ đạo. Những hộ cấy vào 5/6, trỗ vào 28/8 đều cho năng suất cao (trên dưới 300 kg/sào), còn những hộ gieo cấy muộn (khoảng 10 ha trỗ dịp 2/9) đã bị sâu đục thân gây hại nên giảm năng suất so với trà sớm khoảng 10%. Tuy nhiên, nếu so với giống Khang dân 18 thì 10 ha BC 15 dù bị giảm năng suất, nhưng vẫn cao hơn 50 kg/sào".

BC 15 đã được bà con xã Ngọc Sơn cấy 3 năm nay, do chi phí tiền giống thấp (chỉ 1 - 1,2 kg thóc giống/sào) mà năng suất cao và chất lượng gạo ngon. Giá thóc thương phẩm bán tại nhà cũng cao hơn Khang dân 18 từ 1.500 - 2.000 đồng/kg.

Bà Hồ Thị Lệ, trú tại xóm 4B, xã Ngọc Sơn đang thuê người đến gặt giúp 4,5 sào lúa BC15 vui vẻ nói: "Mọi năm, do neo người và không có tiền mua thóc giống nên nhà tôi thường dùng giống Khang dân 18 để gieo cấy. Năm nay, thấy bà con trong xóm cấy BC 15 nên tôi cũng đánh liều làm theo.

Bây giờ tôi mới tiếc là cấy muộn 5 - 6 ngày nên năng suất không bằng các hộ xung quanh. Thế nhưng, mọi người vẫn khẳng định lúa của tôi vẫn đạt 250 kg/sào. Có lợi như thế thì năm sau tôi sẽ mua BC 15 về làm tiếp".

"Ngoài năng suất cao hơn các giống lúa khác từ 30 - 50%, hiện tại giá thóc thịt BC15 trên thị trường Nghệ An dao động từ 7.000 - 7.500 đ/kg, cao hơn các giống lúa khác từ 1.000 - 1.500 đ/kg. Do đó hiệu quả kinh tế mà BC15 mang lại cho nông dân chắc chắn sẽ cao hơn rất nhiều so với giống lúa khác...", ông Xuyến khẳng định.

Ông Đặng Trọng Xuyến, đại diện Cty CP Giống cây trồng Thái Bình (TSC) tại Nghệ An cho biết: "Vụ HT - mùa 2014, TSC tại Nghệ An đã cung ứng ra thị trường gần 300 tấn giống lúa các loại. Trong đó 200 tấn giống BC 15, tương đương diện tích gieo cấy 5.000 ha (40 kg/ha) chủ yếu tại các huyện Diễn Châu (hơn 1.000 ha), Yên Thành, Quỳnh Lưu, Hoàng Mai... Các huyện trung du, miền núi Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương cũng bắt đầu mở rộng diện tích BC 15 và đều cho năng suất cao".

Cho đến nay các huyện đồng bằng gieo cấy BC 15 ở trà mùa sớm (vụ HT gieo cấy xong trước 30/4) đều đã thu hoạch, lúa cất kho ngay trong những ngày trời đang nắng nóng. Một số huyện gieo cấy BC 15 trà mùa chính vụ cũng đã cho thu hoạch xong.

Vụ HT - mùa năm nay tất cả các giống lúa đều bị ảnh hưởng bởi thời tiết và nhất là các loại sâu bệnh gây hại như dịch sâu cuốn lá lứa 4,5; sâu đục thân sau khi lúa trỗ, bệnh bạc lá vào cuối vụ. Vào thời điểm trỗ lại gặp thời tiết bất thuận nên các trà lúa bị đen lép hạt làm ảnh hưởng đến năng suất.

Tuy nhiên, theo đánh giá của lãnh đạo các địa phương thì BC 15 vẫn là giống lúa thể hiện khả năng chống chịu tốt đối với các loại sâu bệnh. Bằng chứng là kết quả cuối vụ giống lúa BC15 ở tất cả các địa phương đều cho năng suất cao nhất, bình quân đạt 300 - 320 kg/sào, một số nơi cá biệt đạt 350 kg/sào.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất