| Hotline: 0983.970.780

Bé gái tử vong do rơi từ ban công tầng 5

Thứ Hai 28/06/2010 , 16:48 (GMT+7)

Bé gái nằm sõng xoài trên nền xi măng, tử vong tại chỗ do rơi từ ban công tầng 5 của tòa nhà NƠ5, khu tái định cư Dịch Vọng.

Cận cảnh nơi bé gái 5 tuổi rơi xuống
Mọi người hoảng hốt, la hét khi chứng kiến một bé gái nằm sõng xoài trên nền xi măng, do rơi từ ban công tầng 5 của tòa nhà chung cư. Gia đình và mọi người đã đưa bé đi cấp cứu nhưng cô bé đã không qua khỏi.

Khoảng 9h sáng 28/6, tại Tòa nhà NƠ5, khu tái định cư Dịch Vọng - đường Trần Quý Kiên - Cầu Giấy – Hà Nội, đã xảy ra một tai nạn thương tâm. Bé gái khoảng 4 -5 tuổi rơi từ ban công tầng 5 của tòa nhà xuống sân tầng 1. Nhiều nỗ lực cứu chữa nhưng bất thành, cô bé đã tử vong.

Anh Tiến – nhân viên bảo vệ tòa nhà – cho biết: “Gia đình bé quê gốc ở Uông Bí – Quảng Ninh, hiện đang sống ở tầng 5 của khu nhà 14 tầng. Mẹ bé gái là giáo viên dạy nhạc ở một trường tiểu học gần đây. Sáng nay, khi bé đang ngủ, mẹ cô bé đã để con một mình, tranh thủ chạy đi chợ hay đi đâu đó thì tôi không biết. Có thể mẹ cô bé đã quên cài chốt cửa ra ban công. Khi cô bé tỉnh dậy không thấy mẹ nên đã đi ra ban công và bị ngã”.

Anh Nguyễn Hoàng Phương – nhân viên một công ty chuyên về thiết kế - xây dựng ở tầng 14, một người tận mắt chứng kiến tòan bộ vụ tai nạn – kể lại: “Sáng nay tôi có chút việc, đến công ty muộn hơn thường ngày. Lúc đó khoảng 9h kém, tôi vừa gửi xe xong, lững thững đi bộ ra quán trà đá.

Đến giữa sân của tầng 1, tôi nghe có tiếng trẻ con gọi mẹ rất to. Tôi ngẩng đầu lên nhìn nhưng không thấy cô bé, vì muốn nhìn được đến tầng 5 thì phải ngửa hẳn cổ ra sau mới nhìn được. Nghe tiếng con bé gọi thảm thiết lắm, tôi chột dạ vì khi đó đang mải nghĩ đến cậu nhóc hơn 2 tuổi nhà tôi mà. Sau không phát hiện ra tiếng gọi phát ra từ nơi đâu nên tôi vào quán trà đá gần đó ngồi uống chén nước.

Chưa đầy 5 phút sau, tôi nghe có tiếng “bịch” ngay gần đó. Mọi người hoảng hốt chạy ra thì con bé đã nằm bất động trên nền xi măng. Mặt mũi tím tái dần. Chúng tôi gọi cấp cứu và canh giữ, không để ai động vào cháu bé vì sợ cháu bị sốc sẽ chết ngay. Vài phút sau mẹ cháu bé lao đến, hoảng loạn hét to khi nhìn thấy con mình. Phải mất đến 10 phút, xe cấp cứu vẫn chưa đến hiện trường, mẹ cháu bé mới bế cháu lên để đi cấp cứu, khi đó máu mới bắt đầu chảy ra. Gia đình đưa được đến viện thì bệnh viện trả về, không thể cứu chữa nữa.”

Anh Phương nhận định: “Lan can ở ban công khá cao, khoảng 1,1m, với tầm thước như cháu bé không dễ để ngã nhào qua đó. Sau khi vụ việc xảy ra, chúng tôi quan sát mới thấy có chiếc ghế để ở hành lang căn hộ đó. Có lẽ con bé đã trèo lên ghế, nhoài người cúi xuống nên mới ngã. Chắc hẳn con bé đã va vào lan can tầng dưới rồi văng ra, rơi xuống đất. Vì nếu không, theo phương thẳng đứng, sẽ phải rơi xuống chỗ mấy bậc thang chứ không phải mãi phía ngoài như vậy”. Nén tiếng thở dài, anh Phương ngậm ngùi: “Nếu tôi phát hiện ra cháu ngay lúc nó tìm mẹ, có lẽ sẽ đỡ hơn chăng?”

Vụ tai nạn thương tâm xảy ra thêm một lần nữa cảnh tỉnh các bậc làm cha, làm mẹ trong việc chăm sóc con cái. Không nên để trẻ nhỏ một mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nhất là các gia đình sinh sống tại các khu chung cư cao tầng hiện nay.

(Theo VnMedia)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm