| Hotline: 0983.970.780

"Bê tông muối" - sáng tạo của diêm dân Nam Định

Thứ Tư 13/10/2010 , 10:08 (GMT+7)

Năm 2005, diêm dân xã Nghĩa Phúc, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định đã sáng tạo ra bê tông muối giúp tiết kiệm được hơn một nửa chi phí sản xuất bê tông làm bờ bao cho sân phơi, lọc muối.

Để làm ra những bờ bao, sân phơi lọc muối diêm dân phải tiêu tốn từ 600.000đ đến 700.000đ cho 10m2. Nhưng do muối mặn nên chỉ đưa vào sử dụng được vài năm là sân đã hỏng phải làm lại. Đứng trước bài toán kinh tế khó khăn đó, năm 2005, diêm dân xã Nghĩa Phúc, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định đã sáng tạo ra bê tông muối giúp tiết kiệm được hơn một nửa chi phí sản xuất.

Theo cách truyền thống, để làm ra một sân phơi lọc muối, người dân phải tiêu tốn rất nhiều tiền cho khâu nguyên vật liệu như: xi măng, vôi, cát và các loại bột đá. Do không chịu được độ mặn nên khi đưa vào sử dụng, các ô phơi muối này có tuổi thọ rất thấp, chỉ từ 2 đến 3 năm là phải cải tạo lại.

Đang áp dụng công nghệ bê tông muối cho thửa ruộng muối nhà mình, anh Nguyễn Văn Khương ở xóm 2, xã Nghĩa Phúc cho biết: Nghề làm muối cực kỳ vất vả, phải bỏ nhiều công sức và tiền của, nếu trừ chi phí thì lãi chẳng còn bao nhiêu. Diêm dân cũng như nông dân chỉ biết lấy công làm lãi. Nhưng ngặt một nỗi là tiền chi phí để cải tạo sân phơi muối hàng năm lớn, chiếm hơn một nửa trong tổng chi phí làm muối khiến diêm dân luôn trong tỉnh cảnh vò đầu bứt tai lo tiền cải tạo sân phơi. “Cái khó ló cái khôn, sau nhiều lần nghiên cứu thử nghiệm, diêm dân Nghĩa Phúc chúng tôi đã sáng tạo ra một loại bê tông chịu mặn vô cùng hiệu quả, kéo dài tuổi thọ của sân phơi muối lên gấp 2 - 3 lần”. Anh Khương nói.

Theo ông Vũ Đình Ký - Chủ nhiệm HTX Nghĩa Phúc cho biết: Phương pháp làm bê tông muối cực kỳ đơn giản. Dựa trên thành phần tỉ lệ bê tông xây dựng bình thường, bê tông muối được trộn thêm tro bếp, rơm rạ, xỉ than, vôi sẽ tạo nên chất kết dính mà diêm dân cho rằng sẽ tăng độ bền cho bê tông. Ông Ký cho biết, ưu điểm của loại bê tông này là chịu mặn rất tốt nên tuổi thọ của sân phơi muối cũng như bờ bao tăng từ 2 – 3 năm lên 5 – 6 năm, trong khi đó chi phí nguyên vật liệu tăng thêm không đáng là bao giúp tiết kiệm cho diêm dân hàng trăm triệu đồng. Nếu bê tông muối không gặp trời mưa thì một ngày là khô và cho vào phơi lắng muối được.

Là sản phẩm tự phát do diêm dân tự mày mò nghiên cứu ra nên công nghệ này chưa được nghiên cứu áp dụng rộng rãi. Thoạt nghe thì cảm thấy bình thường nhưng khi đem so sánh với số lượng cả triệu diêm dân trong cả nước thì số tiền phải bỏ ra hàng năm để cải tạo bờ bao và sân phơi muối không phải là nhỏ một chút nào. Người dân xã Nghĩa Phúc cho biết, rất muốn các chuyên gia về nghiên cứu kỹ càng và cụ thể hơn giúp tăng tính ưu việt cho sản phẩm bê tông muối giúp đỡ diêm dân. Họ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm bê tông muối cho diêm dân nơi khác nếu ai có nhu cầu.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất