| Hotline: 0983.970.780

Bến đỗ bình yên

Thứ Sáu 06/09/2013 , 10:10 (GMT+7)

Khi tham gia sinh hoạt ở Câu lạc bộ (CLB) Khát vọng tình thương của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ân Hòa (Kim Sơn, Ninh Bình) cuộc sống của những người nhiễm H đã đổi khác.

Những người nhiễm HIV luôn mặc cảm với quá khứ và tìm cách né tránh tiếp xúc với xã hội nhưng từ khi tham gia sinh hoạt ở Câu lạc bộ (CLB) Khát vọng tình thương của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ân Hòa (Kim Sơn, Ninh Bình) cuộc sống của họ đã đổi khác.

>> Sau cơn lốc vàng

Cầu nối yêu thương

Với nhiều người, khi phát hiện ra mình nhiễm HIV, họ xem như cánh cửa cuộc đời đã đóng sập trước mặt. Nhiều người buồn chán, tìm cách trả thù đời bằng cách gieo căn bệnh thế kỷ cho người khác, có người không dám đối mặt sự thật, suốt ngày ru rú trong nhà than thân trách phận… mà không dám đối mặt với sự thật.

Thế nhưng, với nhiều người nhiễm HIV ở Ân Hòa, họ đã đã có sự chia sẻ, đồng cảm của những người đồng cảnh ngộ. Không những thế, họ còn được tạo điều kiện phát triển kinh tế, giúp gia đình thoát nghèo. Với họ, CLB chính là ngôi nhà thứ hai của mình.

Anh N.V.T (xóm 11, xã Ân Hòa) theo đám bạn đi tìm vàng ở Bắc Kạn và đã bị nhiễm HIV khiến kinh tế gia đình vốn đã khó lại càng khó khăn hơn. Vợ anh lại mất vì bệnh nặng để lại người chồng bị nhiễm HIV và 3 đứa con thơ, nhà cửa thì rách nát, tài sản thì chẳng có gì đáng giá.

Anh rất bi quan, chán nản, mất niềm tin vào cuộc sống và cho rằng mình là nguyên nhân khiến gia đình lâm vào cảnh khốn cùng. Đã có lúc anh tính đến chuyện tự tử nhưng lại thương 3 đứa nhỏ mồ côi.

Được sự vận động của Hội Phụ nữ xã, anh tham gia vào CLB Khát vọng tình thương. Vào đây, anh được chia sẻ tâm tư, tình cảm với những người có cùng cảnh ngộ, được khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí.

Để giúp gia đình anh có chỗ che mưa che nắng, CLB kêu gọi sự trợ giúp của cộng đồng xây dựng được ngôi nhà 3 gian kiên cố, các con được học hành đầy đủ. CLB còn giúp anh tìm công việc phụ hồ lấy tiền nuôi con. Bây giờ anh tự tin hơn, sống chan hòa, cởi mở, thân thiện với mọi người xung quanh. "Nếu không có CLB thì bây giờ không biết bố con tôi ra sao nữa", anh T tâm sự.

Chị H, mẹ của em V.T.T, học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Ân Hoà, cho biết: T đã mắc căn bệnh thế kỷ ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Cháu nó còn nhỏ nào có biết căn bệnh nó như thế nào đâu, thấy mọi người sợ cũng sợ thôi. Có hôm hai mẹ con nằm ngủ, cháu hỏi: “Mẹ ơi, con sắp chết phải không? Con chưa muốn chết đâu, con muốn đi học cơ”. Tôi nghe mà không cầm được nước mắt, chỉ biết ôm con vào lòng".


Bé T dù biết mình bị HIV nhưng vẫn hồn nhiên và học rất giỏi

Bây giờ hai mẹ con chị đều là hội viên của CLB Khát vọng tình thương, cháu được các thầy, cô giáo và các cô chú trong CLB động viên, chia sẻ và có những phần thưởng mỗi khi đạt điểm cao. Nhờ đó cháu càng nỗ lực học tập, năm học này đạt loại giỏi, nhiều bạn cùng lớp, cùng trường khâm phục và coi T là tấm gương về nghị lực, tinh thần học tập.

Đối mặt với sự thật

Bản thân chị Vũ Thị Xuân, Chủ nhiệm CLB Khát vọng tình thương cũng bị lây nhiễm HIV từ chồng. Không những thế, cô con gái thứ hai của chị cũng bị nhiễm HIV. Khi đối mặt với sự thật, chị bảo nhiều lúc cũng muốn chết đi cho yên chuyện. Nhưng thương con, thương mình, chị lại tự động viên mình cố gắng.

Trong quãng thời gian đó, chị luôn suy nghĩ, phải làm sao sống cho xứng đáng với xóm làng những ngày cuối đời và giúp được những người cùng cảnh ngộ. Từ suy nghĩ đó, chị nảy sinh ý tưởng và đề xuất với địa phương cho phép thành lập CLB Khát vọng tình thương.

Được sự chấp thuận của UBND xã, tháng 1/2008, CLB được thành lập với 41 hội viên, tất cả đều là những người nhiễm HIV. Tham gia CLB, hội viên được chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sức khoẻ, phương pháp làm ăn và động viên nhau vươn lên trong cuộc sống.


Chị Xuân trên đường tuyên truyền về HIV

Không những thế, hội viên còn đóng góp tiền xây dựng quỹ hội đến nay đã được hơn chục triệu đồng. Số tiền này dùng để cho những hội viên có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, cũng nhờ những đồng vốn nhỏ đó đã có 5 hội viên thoát nghèo.

Dù còn nhiều khó khăn nhưng với quyết tâm và nỗ lực không ngừng, CLB Khát vọng tình thương đã trở thành chỗ dựa về vật chất, tinh thần và là bến đỗ bình yên cho biết bao những người gặp hoàn cảnh khó khăn.

Để có được kết quả như ngày hôm nay, các CLB đã phải trải qua biết bao khó khăn, vất vả. Chị Xuân kể lại: Khi thấy trên địa bàn xã có nhiều người có HIV, tôi đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, UBND xã hỗ trợ thành lập CLB những người có HIV để chia sẻ khó khăn với họ.

Được cấp trên đồng ý, nhưng khó nhất là làm so lôi kéo hội viên tham gia, mình tìm đến nhà thì họ lẩn tránh, từ chối tiếp xúc. Có người còn chửi tôi bảo “đồ điên, tôi có mắc bệnh đâu mà bảo tham gia”. Nhưng bản thân mình cũng đang mang trong người căn bệnh thế kỉ nên biểu hiện của bệnh như thế nào thì tôi biết. Tôi tìm từ những người thân trong gia đình họ để vận động, tuyên truyền.

Biết tôi cũng bị bệnh nhưng không giấu bệnh, lại thấy mình nhiệt tình nên họ cũng dần thay đổi suy nghĩ. Ít lâu sau họ tình nguyện đăng kí tham gia. Đến nay, tất cả những người nhiễm HIV trên địa bàn Ân Hòa đều tham gia. CLB Khát vọng tình thương của Ân Hòa là nơi đầu tiên dám công khai có HIV trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Để giúp người dân hiểu, chia sẻ và ngăn chặn HIV, trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Kim Sơn đã phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng, Phòng LĐTBXH và các cơ quan khác triển khai nhiều hoạt động như thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi, can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, an toàn trong truyền máu. Hội đã thành lập được 3 CLB để chia sẻ với những người có HIV. (Hết)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm