| Hotline: 0983.970.780

Bệnh đốm đen hại bưởi

Thứ Năm 26/08/2010 , 09:21 (GMT+7)

Bệnh đốm đen do nấm Guignaria sp. gây hại trên vỏ quả, làm cho vỏ quả vàng nhanh, hạn chế chất lượng hoặc rụng hàng loạt trước khi thu hoạch.

Các nhà khoa học Viện Bảo vệ Thực vật và Viện Nghiên cứu Rau quả vừa nghiên cứu, phân lập, xác định và xây dựng qui trình phòng trị thành công một loại bệnh gây hại mới trên các giống cây ăn quả có múi, đặc biệt là giống bưởi Phúc Trạch. Đó là bệnh đốm đen do nấm Guignaria sp. gây hại trên vỏ quả, làm cho vỏ quả vàng nhanh, hạn chế chất lượng hoặc rụng hàng loạt trước khi thu hoạch.

Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh: Thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Sơn, bộ môn Kiểm nghiệm chất lượng rau quả, Viện Nghiên cứu Rau quả, người trực tiếp theo dõi các thí nghiệm phòng trừ bệnh đốm đen hại bưởi được bố trí tại thôn Ngọc Bội, xã hương Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh liên tục trong nhiều năm liền dẫn chúng tôi đi thăm vườn. Tuy chưa đến thời kỳ thu hoạch nhưng quả bưởi của các vườn trồng đại trà không được xử lý hầu như đã vàng rực một màu với nhiều chấm đen nổi rõ trên bề mặt vỏ quả trong khi quả của các cây được xử lý vẫn giữ được màu xanh, vỏ nhẵn bóng, tròn đều. Bệnh nặng các quả bị khô héo dần phần vỏ, các tép bị khô, ăn nhạt và đắng, chất lượng bị giảm sút hoặc rụng dần trước khi thu hoạch.

Từ các vụ bưởi 2007, 2008 bệnh đốm đen đã phát triển thành dịch gây hại trên nhiều vườn bưởi ở hầu hết các xã thuộc huyện Hương Khê có trồng giống bưởi Phúc Trạch làm thiệt hại lớn cho người dân. Lúc đầu người dân chưa hiểu cho rằng đây là do ruồi vàng đục quả nên phòng trừ không có hiệu quả. Tuy nhiên qua theo dõi đặc điểm, triệu chứng và tổ chức lấy mẫu giám định, các nhà khoa học Viện Bảo vệ Thực vật phát hiện đây là bệnh đốm đen (tiếng Anh gọi là Black Sot) gây hại trên bề mặt vỏ quả của các loại quả thuộc họ cam quýt (citrus) do nấm Guignaria sp.; đặc biệt trên các giống bưởi do nấm Guignaria citricarpa Kiely gây ra.

Nguồn lây lan chủ yếu của bệnh là ở các tàn dư từ vụ trước như lá, thân, cành, quả. Khi gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, độ ẩm cao) các bào tử nấm sẽ phát tán, xâm nhập, nẩy mầm, bám rễ vào bề mặt vỏ quả thông qua các khí khổng hoặc các túi tinh dầu trên bề mặt vỏ quả để gây hại ngay từ khi quả còn non có đường kính khoảng 2-3cm.

Biện pháp phòng trừ: Từ kết quả thử nghiệm và các mô hình trình diễn được bố trí trong 2 vụ thu hoạch 2009-2010 vừa qua, Viện Nghiên cứu Rau quả khuyến cáo bà con một số biện pháp phòng trừ bệnh đốm đen như sau:

- Nguyên tắc chung, phòng bệnh là chủ yếu do đó cần tổ chức các biện pháp phòng tránh sớm, phòng tránh ngay từ đầu mới có hiệu quả cao.

- Thường xuyên vệ sinh vườn cây: nhặt, thu gom hết các cành, lá, quả bị bệnh từ vụ trước để tiêu hủy, tránh lây lan (đốt hoặc chôn sâu cùng vôi bột).

- Căt tỉa, tạo tán cho cây thông thoáng nhằm đảm bảo cho tán cây có đủ ánh sáng để sinh trưởng, phát triển tốt đồng thời hạn chế sự lây lan, phát triển của bào tử nấm.

- Bón phân cân đối, đủ về lượng, đúng về chủng loại, đúng lúc (không bón dư thừa đạm) kết hợp tưới nước và giữ ẩm tốt nhằm làm tăng khả năng kháng bệnh cho cây.

- Sử dụng các loại thuốc trừ nấm có tính lưu dẫn và nội hấp cao như Ridomil (0,3%), Score (0,05%), Riben C (0,3%), Aliette 80WP (0,3%) phun kỹ trên tán, đặc biệt là trên bề mặt vỏ quả ngay khi quả còn non (đường kính quả 2-3cm) cho đến trước khi thu hái quả 2,5 tháng (15-20 ngày/lần).

- Sử dụng các loại túi giấy chuyên dụng hoặc các loại bao tận dụng (bằng giấy họa báo, giấy xi măng…) để bao gói quả ngay sau khi phun thuốc trên bề mặt vỏ quả để vừa chống sâu bệnh gây hại, vừa chống được rám nắng, giữ được mã quả đẹp, chất lượng tốt sẽ bán được giá cao. Tuy nhiên cần lưu ý cắt góc túi để tránh bị đọng nước gây thối hỏng quả.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm