| Hotline: 0983.970.780

Bệnh đốm vằn hại lúa

Thứ Sáu 06/09/2013 , 10:31 (GMT+7)

Bệnh đốm vằn hay khô vằn, có nơi còn gọi là bệnh ung thư là bệnh thường gặp và quan trọng trên lúa.

Bệnh đốm vằn hay khô vằn, có nơi còn gọi là bệnh ung thư là bệnh thường gặp và quan trọng trên lúa. Mặc dầu bệnh dễ nhận diện và có thuốc đặc trị, tuy nhiên nếu không phát hiện và phòng trị kịp thời hay phòng trị không đúng cách, năng suất lúa có thể giảm đáng kể.

Khác với bệnh cháy lá (đạo ôn) gây hại trong điều kiện khí hậu nóng, lạnh xen kẽ, trời âm u, nhiều sương mù, nên thường xuất hiện và gây hại trong vụ ĐX. Bệnh đốm vằn ưa thời tiết nóng, ẩm cao, ít ánh sáng nên bệnh thường thấy xuất hiện trong vụ HT, vụ mùa.

Tác nhân gây hại

Bệnh đốm vằn do nấm sống trong đất: Rhizoctonia solani, ngoài lúa nấm còn gây hại trên rau cải, đậu, bắp, bầu bí, dưa, cà rốt, ớt… mầm bệnh lây lan qua nước tưới, đất mang mầm bệnh và tàn dư thực vật của cây trồng bị bệnh vụ trước.

Trên lúa, nếu dùng giống ngắn ngày, năng suất cao, ruộng sạ, cấy dầy, thiếu ánh sáng, bón thừa đạm, bón đạm muộn, ẩm độ trên ruộng quá cao, ruộng vụ trước trồng bị bệnh đốm vằn, không dọn sạch rơm rạ, lúa chét, cỏ dại… bệnh đốm vằn dễ xảy ra trong vụ tiếp theo.

Khác với bệnh cháy lá, có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và gây hại trên các tất cả các bộ phận của lúa, mặt khác vết bệnh dễ thấy nhờ đó dễ phòng trị kịp thời.

Bệnh đốm vằn, trái lại, thường xảy ra vào giai đoạn lúa đẻ nhánh tối đa - làm đòng, trổ (khoảng 35 - 70 ngày sau sạ), bệnh âm thầm tiến triển nơi bẹ lá tiếp giáp mực nước, do đó nếu không phát hiện bệnh sớm để đến khi bệnh phát triển lên lá đòng (trổ nóc) mới phòng trị thì đã quá muộn.

Triệu chứng bệnh đốm vằn dễ nhân diện, lúc đầu bệnh xuất hiện ở bẹ lá giáp mực nước, vết bệnh có dạng đốm loang lổ như da beo, màu xanh xám, viền nâu, sũng nước, dần dần đốm bệnh ăn sâu vào bẹ lá làm bẹ lá vàng, khô chết dần, đồng thời bệnh còn ăn lan lên trên, một khi bệnh lan lên tới lá đòng (trổ nóc) thì năng suất có thể giảm tới 50%, hạt không đẹp, lúa bị lép, lửng, khi xay dễ bể.

Nếu quan sát kỹ trên vết bệnh già, ta sẽ thấy có những hạch nấm nhỏ màu nâu xám, cứng. Đây chính là những hạch khuẩn, các hạch khuẩn này sau đó sẽ rụng, rơi xuống nước lây lan qua bụi lúa bên cạnh hoặc nằm dưới đất, trong rơm rạ chờ vụ sau sẽ tiếp tục gây hại.

Bệnh đốm vằn thường xảy ra thành từng chòm trên ruộng nhất là nhưng nơi lúa mọc quá dầy, quá tốt (ở giữa ruộng hay gần cống bộng dẫn nước), do đó khi thăm đồng, bà con cần lưu ý các nơi nầy trước tiên.

Phòng, trị

Để phòng, trị bệnh đốm vằn cần áp dụng biện pháp tổng hợp như:

(1) Dọn sạch rơm rạ, lúa chét, cỏ dại, tàn dư thực vật sau khi thu hoạch.

(2) Không sạ, cấy quá dầy, bón cân đối N-P-K, không bón thừa đạm, bón đạm muộn, nên tăng cường bón K vừa tăng tính chống chịu bệnh vừa hạn chế đổ ngã.

(3) Không để ruộng quá ẩm, nước ngập quá sâu.

(4) Thường xuyên thăm đồng, nhất là giai đoạn đòng - trổ, chú ý nơi lúa mọc quá dầy, cần vạch lúa và quan sát nơi gốc xem có bệnh hay không. Nếu có, phải lập tức ngưng bón đạm, ngưng phun phân bón lá có đạm và phải phun thuốc trừ bệnh ngay.

(5) Sử dụng một trong các loại thuốc đặc trị sau:

* Vanicide 3SL, 5SL liều dùng 1,5 L (1,0 l)/ha.

* Saizole 5SC: 1,0 L/ha.

* Pysaigon: 1,0 kg/ha.

Chú ý: Khi phun cần phun kỹ, phun đủ lượng nước khuyến cáo trên nhãn.

Xem thêm
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn thức ăn chăn nuôi chính

Thay đổi thói quen canh tác, nhiều nông dân ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã biến những phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả cao.

Tiêm vacxin bao vây ngăn bệnh viêm da nổi cục lây lan

Quảng Bình Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vacxin, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò lây lan.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm