| Hotline: 0983.970.780

Bệnh đốm vòng hại cà chua

Thứ Tư 29/06/2011 , 10:37 (GMT+7)

Bệnh do nấm Alternaria solani gây ra thông qua việc lan truyền và xâm nhập của các bào tử nấm nhờ gió, nước mưa và côn trùng chích hút từ cây bệnh sang các cây khỏe.

Hỏi: Năm ngoái tôi thất bát vụ cà chua xuân hè do mắc chứng bệnh lạ: cả trên lá, thân và quả đều bị nhiều vết khô cháy màu nâu đen trông như da bị ghẻ. Những cây bị nặng làm lá khô, cành gẫy, quả rụng rồi chết dần. Xin quí báo cho biết đó là bệnh gì, cách phòng tránh, chữa trị sao cho hiệu quả?

(Nguyễn Đại Hải – xóm Bãi, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Trả lời: Một số triệu chứng bạn nêu trùng với những triệu chứng điển hình của bệnh đốm vòng trên cây cà chua. Theo quan sát của các nhà khoa học bộ môn Bệnh cây Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, ngoài cà chua bệnh còn có thể gây hại trên khoai tây và một số cây khác thuộc họ cà. Bệnh do nấm Alternaria solani gây ra thông qua việc lan truyền và xâm nhập của các bào tử nấm nhờ gió, nước mưa và côn trùng chích hút từ cây bệnh sang các cây khỏe.

Nhận biết bệnh:

- Trên lá: Bệnh xuất hiện đầu tiên trên những lá già gần gốc với những đốm nhỏ hình tròn hoặc hình bầu dục màu nâu đen. Dần dần vết bệnh phát triển rộng ra có thể có đường kính tới 1-2cm, các vết bệnh có thể liên kết với nhau thành những mảng lớn vô định hình. Trên các vết bệnh thấy có nhiều đường tròn đồng tâm màu sáng được phủ một lớp nấm màu hơi đen (nên gọi là bệnh đốm vòng).

- Trên thân cành: Khi cây còn nhỏ bị nhiễm bệnh thì trên lá mầm, trên thân xuất hiện những đốm đen làm cho cây còi cọc và héo chết. Trên những cây lớn hơn thì đốm bệnh xuất hiện và lan dần từ dưới gốc lên ngọn, từ cành lớn đến các cành nhỏ làm cây khô dần và chết.

- Trên quả: Lúc đầu bệnh xuất hiện các vết nhỏ màu hơi sẫm phần gần núm quả hay tai quả, sau to dần, lõm xuống và cũng có những vòng tròn đồng tâm phủ một lớp nấm màu nâu đen mượt như nhung.

Điều kiện phát sinh, phát triển, lây lan và gây hại:

Bệnh thường phát sinh, gây hại nặng vào thời kỳ cây đang sinh trưởng, phát triển mạnh (tập trung vào vụ xuân hè từ tháng 3 đến tháng 6, khi nhiệt độ cao từ 20 đến 35oC và độ ẩm cao trên 80% do mưa nhiều). Các bào tử nấm gây bệnh đốm vòng có thể tồn tại trong hạt giống, trong tàn dư của cây cà chua bị bệnh tồn lưu trong đất hoặc trên một số loại cây trồng khác thuộc họ cà như khoai tây, cà pháo, cà bát, cà tím… từ 6 tháng tới 1 năm sau.

Khi các vết bệnh nứt ra, gặp điều kiện thuận lợi (gió, nước mưa hay côn trùng dính vào) các bào từ nấm sẽ lây lan từ các cây bệnh sang các cây khỏe. Các bào tử nấm sẽ xâm nhập qua các khí khổng ở lá, qua các vết thương cơ giới hoặc các vết chích của côn trùng trên các bộ phận của cây để phát triển và gây hại.

Biện pháp phòng trị:

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo NNVN số 128 ra ngày 29/6/2011)

Xem thêm
Kiểm kê khí nhà kính chi phí còn cao, quy định chưa được chi tiết

Doanh nghiệp chăn nuôi cho rằng, kiểm kê khí nhà kính là vấn đề mới, chi phí còn cao, quy định chưa chi tiết nên rất cần sự đồng hành của quản lý nhà nước.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Đặc biệt tập trung phòng chống bệnh cúm gia cầm và dại

Chiều 12/4, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) tổ chức Hội nghị triển khai công tác quý II lĩnh vực thú y. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự và chủ trì hội nghị.

Tưới tiết kiệm: Cái khó bó cái khôn

Tưới tiết kiệm mang lại rất nhiều lợi ích mà bản thân nông dân hiểu rất rõ, tuy nhiên không phải gia đình nào cũng có điều kiện đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm.