| Hotline: 0983.970.780

Bệnh hiếm gặp khiến trẻ suốt 6 tháng không đi ngoài

Thứ Ba 15/08/2017 , 16:20 (GMT+7)

Cách đây 6 tháng, bệnh nhi Quế Anh, 13 tuổi, (ngụ Tân Uyên Bình Dương), tuy hơi nhẹ cân nhưng sinh hoạt, đi học và vui chơi bình thường.

ThS.BS Đào Trung Hiếu, PGĐ Bệnh viện đang dặn dò bé và mẹ cách dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe.

Nhưng sau Tết Nguyên đán, em bỗng ăn vào là ói ra, bụng đau quằn quại. Đưa đi bệnh viện lớn ở TP.HCM, bác sĩ nghi đau dạ dày, điều trị liên tục 3 tháng không bớt, giảm cân. Gia đình đưa em đi bệnh viện khác, thêm 2 tháng các bác sĩ cũng vẫn điều trị theo hướng bệnh tiêu hóa – dạ dày. Bệnh vẫn không thuyên giảm, vẫn thèm ăn nhưng ăn vào là đau bụng quằn quại đến ói hết tất cả. Các bác sĩ nghi em bị vấn đề tâm lý, yêu cầu trị bệnh tâm lý.

Bà Trần Ngọc Nga, 49 tuổi, mẹ Quế Anh cho biết, thương con gái, gia đình cũng đưa em đến trung tâm trị liệu tâm lý trẻ em. Suốt hơn 1 tháng, bệnh lý ngày càng trầm trọng. Thậm chí sực nhớ con liên tục không đi cầu, gia đình mua đồ thụt, cũng không có phân hoặc có rất ít. Bé sụt cân trầm trọng, từ 34 ký chỉ còn 24 ký, không thể tự đi lại. Không đành lòng nhìn con nằm chờ chết, bà quyết định đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng 1.

BS CKII Nguyễn Hữu Chí, trưởng khoa siêu âm Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, măc dù triệu chứng và vị trí đau phù hợp bệnh cảnh tiêu hóa dạ dày nhưng trước việc cơ thể không đáp ứng điều trị, ông nghĩ đến bệnh cảnh đường ruột nên đã siêu âm kỹ và phát hiện cháu bị hội chứng kìm mạch máu tá tràng (treo tràng trên). Đây là bệnh lý do mạch máu đè lên tá tràng D3, gây tình trạng tắc tá tràng, khiến bệnh nhi ăn vô bị đau và nôn ói.

ThS.BS Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc bệnh viện, cũng là người phẫu thuật cho bé, chia sẻ: Bệnh kìm mạch  máu tá tràng có nhiều nguyên nhân: do biến dạng cột sống hoặc do suy kiệt, mạch máu bất thường đè lên tá tràng, gây bán tắc tá tràng,thiếu máu, dần kẹp ép tĩnh mạch thận trái.  Xử lý bằng cách phẫu thuật bắc cầu, cho thức ăn đi qua đường khác thông xuống ruột non. Sau phẫu thuật 24 tiếng, bệnh nhi  hết đau bụng , ăn được, không ói,  trung đại tiện bình thường. Sau 1 tuần phẫu thuật, nay bé đã tăng được gần 1 ký.

ThS Trung Hiếu cho biết thêm, hội chứng kìm mạch máu không nhiều, trong 10 năm trở lại đây có khoảng 7 ca. Bệnh ít nên không tính tỷ lệ.  Nếu không phát hiện kịp thời, bé Nga sẽ dần suy kiệt, dẫn đến mất nước trầm trọng, dẫn đến tử vong.

BS Trung Hiếu (trái) và BS Hữu Chí (phải) đang nghe mẹ bệnh nhi chia sẻ về tình trạng của bé sau phẫu thuật.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.