| Hotline: 0983.970.780

Bệnh lợn nghệ

Thứ Năm 12/03/2009 , 10:00 (GMT+7)

Bệnh lợn nghệ (Leptospirosis) gây ra do xoắn khuẩn Leptospira SPP. Lợn mắc bệnh có triệu chứng vàng da như nghệ, đái ra máu...

Hỏi: Nhà tôi nuôi 15 con lợn được 3 tháng tuổi, lợn phát triển bình thường. Từ ngày 27 tháng 2 năm 2009, có một con bị vàng da như nghệ, đái ra máu, run rẩy và phù đầu rất nặng. Xin NNVN cho biết đây là bệnh gì và cách điều trị?

Mai Thị Khanh, thôn Bình Lâm– xã Hàm Chính– huyện Hàm Thuận Bắc – Bình Thuận.

Trả Lời: Nếu như triệu chứng bà nêu thì phải nghĩ ngay đến bệnh lợn nghệ. Bệnh lợn nghệ (Leptospirosis) gây ra do xoắn khuẩn Leptospira SPP. Leptospira SPP là loại xoắn khuẩn (Spizochaete) nhỏ gây bệnh ở lợn, trâu, bò, chuột và lây sang cả người. Vi khuẩn gây bệnh hủy hoại gan, phá hủy hồng cầu nên sinh vàng các mô và dễ quan sát thấy là các niêm mạc hở và da.

Bệnh lây do chuột bệnh thải xoắn khuẩn theo nước tiểu gây ô nhiễm môi trường. Bệnh lây qua đường ăn uống, tiếp xúc trực tiếp và qua những vết xước trên da, niêm mạc hoặc qua đường sinh dục. Vi khuẩn sinh sôi và xâm nhập vào máu, gây bại huyết, hủy hoại gan gây vàng da. Với động vật chửa, xoắn khuẩn xâm nhập vào dạ con, bào thai và gây sẩy thai. Xoắn khuẩn còn xâm chiếm vào trung ương thần kinh gây viêm não, màng não.

Triệu chứng: Bệnh lợn nghệ có 3 thể. Thể á lâm sàng, biểu hiện triệu chứng lâm sàng ít thấy nhưng khi xét nghiệm huyết thanh học thì phổ biến, có khi bị cả đàn nhất là lợn vỗ béo và lợn hậu bị. Thể cấp tính, lúc đầu lợn bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt 40 – 40,5oC, ỉa chảy nhưng không có triệu chứng của vàng da hay đái ra máu. Sau đó xuất hiện triệu chứng điển hình nặng của vàng da, đái ra máu, xuất huyết và triệu chứng thần kinh quỵ nửa thân sau, viêm màng não, phù đầu rất nặng, tỷ lệ chết cao. Thể rối loạn sinh sản cho thấy lợn bị sẩy thai, hay chết lưu thai, tỷ lệ con sơ sinh chết cao cùng với sốt, mất sữa và vàng da ở lợn nái. Sẩy thai sau khi nhiễm vi khuẩn 4 – 7 ngày.

Phòng bệnh: Vệ sinh phòng dịch, tiêu diệt chuột nhất là khi có dịch xảy ra thì chuột là nguồn lây bệnh nguy hiểm nhất. Tiêm Vaccine Leptospira do Việt Nam sản xuất lúc lợn được 4 và 10 tháng tuổi. Mỗi đợt tiêm 2 lần cách nhau một tuần.

Điều trị: Dùng các kháng sinh nhóm Penicillin, Streptomycin và các chế phẩm chứa Tylosin, Tiamulin sẽ có hiệu quả cao. Đặc trị bệnh lợn nghệ là sản phẩm AmTy0 tiêm liều 0,7 – 1ml/10 kg thể trọng; Neodexin 1ml/5 kg thể trọng. Dùng Penicillin 1 triệu UI kết hợp với Streptomycin 1g tiêm cho lợn 50 kg thể trọng. Dùng các loại kháng sinh Ampicilin 0,5g/40 kg thể trọng; Ampi – Kana 1g/40 kg thể trọng; Gentamicin 4% tiêm liều 1ml/6 kg thể trọng. Dùng các loại thuốc trợ lực Vitamin C, B1, B12. Bệnh này nên phát hiện sớm và điều trị các loại kháng sinh như trên và điều trị từ 5 – 7 ngày sẽ có hiệu quả cao.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Hà Nội ra quân bắt chó thả rông, phòng ngừa bệnh dại

Trong ngày 20/4, đội xử lý chó thả rông phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm liên quan đến việc để chó thả rông, không rọ mõm.

Bảo tồn, phát triển cây đào chuông tại Tây Yên Tử

BẮC GIANG Đào chuông phân bố ở các vùng núi cao từ 800m trở lên như Tây Yên Tử (Bắc Giang, Quảng Ninh), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Tam Đảo (Vĩnh Phúc)...

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm