| Hotline: 0983.970.780

Bệnh nấm hồng hại cao su

Thứ Ba 14/06/2011 , 10:20 (GMT+7)

Nấm hồng thường gây bệnh phổ biến trên các vườn cây cao su trong mùa mưa, nhất là trên các vườn cây từ 4- 8 tuổi. Bệnh gây chết cành, hoặc làm cụt ngọn cao su, làm ảnh hưởng tới sự đồng đều và sản lượng chung của cả vườn.

Triệu chứng:

Ban đầu sợi nấm có dạng như tơ, màu trắng phủ trên bề mặt của vỏ cây. Khi bệnh nặng, nấm chuyển sang màu hồng. Bệnh làm hư vỏ cây, nên làm cho phần cành phía trên vết bệnh bị chết, lá khô nhưng không rụng, dưới vết bệnh mọc ra các chồi. Phần vỏ nơi bị bệnh thường bị nứt và chảy nhựa. Bệnh thường xuất hiện ở phần thân nơi phân cành.

Tác nhân gây hại và điều kiện phát sinh:

Bệnh do nấm Corticium salmonicolor gây ra. Bệnh thường phát sinh trong mùa mưa, đặc biệt ở các tháng mưa nhiều. Trong điều kiện nóng ẩm, tơ nấm bệnh phát triển rất mạnh. Bệnh thích hợp trong điều kiện các vườn cao su bón thừa phân đạm, rậm rạp, cỏ dại nhiều và ẩm độ cao. Bệnh gây hại nặng ở vùng Đông Nam bộ.

Một số biện pháp phòng trị:

- Trồng ở mật độ thích hợp, và không tạo tán cây cao su quá thấp. Hạn chế trồng một số giống nhiễm bệnh như: RRIM 600, LH82/156, PB 255...

- Trong mùa mưa, thường xuyên vệ sinh vườn cây, trừ cỏ dại và cắt tỉa cành chết, cành vô hiệu để tạo sự thông thoáng trong vườn. Cần có hệ thống tiêu nước để thoát nước thật tốt sau khi mưa.

- Bón phân tránh dư đạm, vì sẽ làm vườn cây rậm rạp, dễ nhiễm bệnh. Nên sử dụng thêm các loại phân bón lá như MULTI-K, hoặc phân vi lượng POLY FEED 15-15-30, rải phân CALCIUM NITRATE để cải tạo đất. Các phân này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng bệnh cho cây, vừa làm tăng năng suất và chất lượng mủ.

- Trong mùa mưa, cần phun phòng bằng các thuốc như SAIZOLE 5SC, liều lượng 2 lít/ha (pha 50ml/bình 16lit), hoặc VANICIDE 5SL, liều lượng 2,5 lit/ha (pha 60ml/bình 16 lít). Lượng nước phun 600 lít/ha. Chú ý phun vào những vị trí phân cành của thân cây (chỗ dễ đọng nước) để phòng bệnh.

- Thường xuyên kiểm tra vườn trong mùa mưa, để phát hiện cây bệnh và xử lý kịp thời, nhằm làm giảm thiệt hại, giảm chi phí phòng trừ. Đặc biệt cần chú ý ở những vườn cây có lịch sử nhiễm bệnh.

- Khi cây chớm bị bệnh, cần cạo bỏ phần vỏ bị hại và quét thuốc vào. Khi cây bị bệnh nặng, cần cắt cành bị chết và gọt bỏ hết phần bệnh đem đi tiêu hủy, quét thuốc vào vết thương (sử dụng các thuốc SAIZOLE 5SC, hoặc VANICIDE 5SL).

- Việc phòng trừ cần được tiến hành trên diện rộng thì hiệu quả mới cao. Vì vậy cần lưu ý phòng trừ những vườn cao su lân cận, kể cả phòng trừ nấm hồng cho các vườn cây ăn quả lâu năm. Vận động và giúp đỡ những vườn cao su lân cận cùng phòng trừ để hạn chế tích lũy nguồn bệnh, tránh lây lan lẫn nhau.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm