| Hotline: 0983.970.780

Bệnh nấm hồng hại cây cao su và cách phòng trị

Thứ Ba 12/06/2012 , 11:00 (GMT+7)

Bệnh thường gây hại cho cây cao su từ 3-12 năm tuổi (nặng nhất là giai đoạn 4-8 năm tuổi)...

Cùng với bệnh phấn trắng, bệnh rụng lá mùa mưa, bệnh vàng rụng lá... bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor) thường xuất hiện và gây hại khá phổ biến trên cây cao su ở nước ta. Bệnh thường gây hại mạnh trong mùa mưa (đặc biệt là vào tháng 7, tháng 10).

Bệnh thường gây hại cho cây cao su từ 3-12 năm tuổi (nặng nhất là giai đoạn 4-8 năm tuổi). Do tại vị trí phân cành thường hứng và giữ lại nhiều bào tử nấm bệnh, đồng thời tại đây lại có độ ẩm cao giúp cho bào tử dễ nẩy mầm, nên bệnh thường tấn công ở vị trí này (nếu vị trí này có vỏ đã hóa nâu và đường kính khoảng 1 cm trở lên).

Nếu nặng sẽ làm cho toàn bộ lá phía trên chỗ bị bệnh chuyển dần sang mầu vàng, héo rũ và chết khô kéo theo phần cành phía trên chỗ bị bệnh bị chết (phía dưới chỗ bị bệnh sẽ mọc ra chồi mới) gây hiện tượng cây cụt ngọn. Vết bệnh thường kéo dài lên phía trên khoảng 1 m và lây lan qua các cành khác ở trên cao. Nếu nhiều cành bị hại có thể làm chết cả cây. Gây khuyết cây hoặc làm mất độ đồng đều của vườn cây. Ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây và làm giảm sản lượng mủ ở những vườn đang cho khai thác.

Để hạn chế tác hại của bệnh, bà con có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:

-Phải xây dựng thệ thống thoát nước cho mùa mưa, để giảm bớt ẩm ướt trong vườn cây, hạn chế bệnh phát sinh, phát triển.

-Thường xuyên vệ sinh cắt tỉa bỏ những cành ngang không cần thiết phía dưới tán, đặc biệt là những cành đã bị bệnh chết đưa ra khỏi vườn tiêu hủy để vườn thông thoáng, hạn chế bệnh lây lan.

-Phải kiểm tra vườn cây thường xuyên (nhất là các tháng trong mùa mưa và các tháng cao điểm của bệnh) để phát hiện sớm và phun thuốc phòng trị bệnh kịp thời.

Hiện nay có khá nhiều loại thuốc để phòng trị bệnh hại cây trồng. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của bà con trồng cao su ở Bù Gia Mập (Bình Phước) thì thuốc Saizole 5SC đã cho kết quả phòng trị bệnh rất tốt.

Saizole 5SC là thuốc đặc trị bệnh nấm hồng, thuốc có khả năng nội hấp mạnh, hiệu lực diệt nấm nhanh và kéo dài, nên hiệu quả phòng trừ bệnh rất cao. Thuốc có phổ tác dụng rộng, nên ngoài bệnh nấm hồng thuốc còn phòng trị được bệnh vàng rụng lá hại cây cao su, và nhiều loại nấm bệnh gây hại cho nhiều loại cây trồng khác.

Về liều lượng bà con có thể pha nồng độ 0,5% (tức pha 80ml thuốc/bình 16 lít). Nếu dùng với lượng nhiều thì cứ 100 lít nước pha 500 ml thuốc. Pha xong, phun khoảng 600-700 lít nước thuốc đã pha/ha. Cần phun ướt đẫm chỗ bị bệnh và các vùng xung quanh.

Ngoài ra bà con cũng có thể sử dụng Vanicide 5SL, đây là loại thuốc trừ nấm có nguồn gốc sinh học, có tác động kháng sinh. Thuốc có tác dụng đặc hiệu với các loài nấm như Corticium, Rhizoctonia, Sclerotium… nên ngoài nấm hồng hại cây cao su, thuốc Vanicide 5SL còn có tác dụng phòng trị nhiều loại bệnh cho những cây trồng khác.

Về liều lượng bà con cũng pha ở nồng độ 0,5% (tức pha 80ml thuốc/bình 16 lít). Nếu dùng với lượng nhiều thì cứ 100 lít nước pha 500 ml thuốc, rồi xịt 600-700 lít thuốc đã pha /ha.

Để tăng độ bám dính và loang trải của thuốc, bà con nên pha thêm 2% dầu khoáng SK Enspray 99EC. Phun định kỳ 10-15 ngày/lần cho đến khi bệnh ngưng phát triển.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.