| Hotline: 0983.970.780

BỆNH SƯƠNG MAI HẠI CÂY CÀ CHUA

Thứ Ba 18/01/2011 , 13:55 (GMT+7)

Bệnh sương mai (mốc sương) do nấm Phytophthora infestans gây ra. Là bệnh rất phổ biến trên cây cà chua, đặc biệt là khi trời lạnh, đêm và sáng sớm có nhiều sương mù, hoặc có mưa nhỏ, ban ngày trời âm u, ít nắng...

Ngoài cà chua, bệnh còn gây hại trên khoai tây (là cây thường được trồng trên cùng một cánh đồng hay trồng xen với cà chua trong các vụ đông ở miền Bắc nước ta).

Bệnh có thể gây hại ở nhiều bộ phận của cây, từ thân, cành, lá cho đến hoa, trái.

- Trên lá: Ban đầu vết bệnh có hình tròn hoặc bán nguyệt, mầu xanh tối, sau đó phát triển rộng dần thành hình dạng bất kỳ. Chỗ bị bệnh sau đó bị chết và biến thành mầu nâu đen. Nếu nặng, nhiều vết liên kết lại với nhau dễ làm cho lá bị chết khô hoặc bị thối, mặt dưới sẽ lá mọc ra một lớp nấm mầu trắng (nếu ẩm ướt).

- Trên thân, cành: Ban đầu vết bệnh có hình bầu dục nhỏ, nếu thời tiết thuận lợi, sẽ lan rộng dần bao quanh và kéo dài dọc theo thân cành, chỗ bị bệnh hơi lõm xuống và úng nước, mầu nâu đậm, tóp nhỏ lại, dễ gẫy.

- Trên hoa: Bệnh xuất hiện trên đài hoa, sau đó lan dần sang cánh hoa, nhị hoa. Nếu cuống hoa bị bệnh sẽ làm cho cả chùm hoa bị rụng.

- Trên trái: Ban đầu vết bệnh chỉ là một điểm nhỏ trên vỏ trái hoặc trên núm mầu nâu nhạt, sau chuyển dần sang mầu nâu đen rồi lan ra khắp bề mặt trái. Thịt trái trở nên khô cứng, vỏ trái xù xì lồi lõm. Nếu ẩm độ không khí cao, trên vết bệnh cũng mọc lên một lớp nấm trắng xốp, về sau trái bị thối đen nhũn.

Bệnh có thể xuất hiện và gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây cà chua, nhưng thường hại nhiều từ khi cây giao tán trở đi (vì lúc này ruộng cà bị bít bùng, ẩm độ không khí trong ruộng rất cao, rất thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh).

Để hạn chế tác hại của bệnh có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:

- Lên liếp hình mai rùa để không bị đọng nước mỗi khi có mưa hoặc tưới nhiều.

- Nên trồng những giống có khả năng chống chịu với bệnh.

- Không lấy hạt ở những ruộng đã bị bệnh để làm giống cho vụ sau, vì bệnh có thể truyền qua hạt giống.

- Không nên trồng quá dầy để ruộng cà luôn thông thoáng.

- Do nấm bệnh tồn tại trong tàn dư của cây bị bệnh ngoài đồng ruộng. Nên sau khi thu hoạch cần thu gom sạch sẽ và đưa ra khỏi ruộng những tàn dư của cây cà chua và khoai tây (nếu có) trên ruộng.

- Tỉa bỏ bớt lá già ở dưới gốc, bắc giàn tạo cho ruộng cà chua luôn thông thoáng, giảm bớt ẩm ướt trong ruộng.

- Kiểm tra ruộng cà chua thường xuyên. Nếu phát hiện bệnh chớm phát sinh, mà thời tiết lại đang thuận lợi cho bệnh thì dùng luân phiên một trong hai loại thuốc Mexyl MZ 72WP hoặc Dipomate 80WP phun xịt để phòng trị bệnh (cả hai loại thuốc này đều pha với lượng 35-40 gram/bình 8 lít), rồi phun 5 bình cho 1.000m2. Nên phun 2-3 lần (mỗi lần cách nhau khoảng 5-7 ngày).

Ngoài tác dụng phòng bệnh, thuốc Dipomate 80WP còn cung cấp thêm kẽm và mangan cho cây, nên sẽ kích thích cho cây xanh tốt hơn. Thuốc Mexyl MZ 72WP có tác động tiếp xúc và nội hấp, nên vừa có tác dụng phòng, vừa có tác dụng trị bệnh, hiệu lực trừ bệnh nhanh và kéo dài. Thực tế sản xuất cho thấy thuốc này có hiệu quả rất cao đối với bệnh sương mai cà chua.

- Ở những nơi thường bị bệnh gây hại nặng hàng năm, nên điều khiển thời vụ né tránh những thời gian có điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh như đã nêu ở phần trên.

- Không nên trồng cà chua, khoai tây liên tục nhiều năm. Sau khi trồng vài vụ nên luân canh vài vụ với cây trồng khác như bắp, mía...

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 1] 10 năm chinh phục chim yến

Hơn 10 năm dấn thân vào ngành yến, anh Trần Tuấn Anh đã xây dựng được công ty và thương hiệu yến quy mô tại Bình Phước.

Không để dịch bệnh tái phát lây lan trên đàn vật nuôi

AN GIANG Nhờ chủ động tiêm phòng vacxin đã giúp đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang hạn chế được các loại dịch bệnh nguy hiểm.

Tưới tiết kiệm: Khó khăn trước mắt, lợi ích dài lâu

Đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm có thể tốn kém trước mắt cho nhà nông, song sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu.

Bình luận mới nhất