| Hotline: 0983.970.780

Bệnh tật bủa vây

Thứ Sáu 14/02/2014 , 10:36 (GMT+7)

Hiện người chị Đông rất yếu, đi lại chậm chạp, khó khăn, không lao động được và đáng ngại là bệnh tình của chị không thuyên giảm mà ngày càng nặng thêm.

 Được sự giới thiệu của chị Lê Thị Thu Sương, giáo viên Trường THCS Trần Phú (Điện Hoà) huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi tìm về gia đình chị Nguyễn Thị Đông (46 tuổi) trú tại tổ 7, thôn Bồ Mưng 1, xã Điện Thắng Bắc, huyện Điện Bàn (Quảng Nam).

Nhà chị Đông nằm sâu hun hút trong con hẻm nhỏ ở một làng quê thanh bình, yên ả của xứ Quảng. Song nằm ở vùng đất thấp, trũng, nước ứ đọng bủa vây quanh năm nên vào mùa mưa, nước ngập ngụa như dòng sông nhỏ, gây không ít khó khăn, trở ngại trong đời sống sinh hoạt hằng ngày…

Hơn thế nữa, chị và con trai là Thạch Quang Quynh (6 tuổi), từ nhiều năm nay cả hai thường xuyên đau ốm, chuyển viện liên tục dẫn đến kinh tế kiệt quệ, khốn khó nhất làng. Chị Đông mang căn bệnh sỏi túi mật quái ác, chết đi sống lại nhiều lần, đã 7 lần nhập Bệnh viện Điện Bàn cấp cứu, điều trị bệnh và được giới thiệu chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng để phẫu thuật cắt sỏi túi mật.

Hiện người chị rất yếu, đi lại chậm chạp, khó khăn, không lao động được và đáng ngại là bệnh tình của chị không thuyên giảm mà ngày càng nặng thêm. Bệnh liên tục tái phát, lại không có tiền chuyển viện để chạy chữa nên đành phải nằm nhà với nỗi đau tuyệt vọng.


Chị Nguyễn Thị Đông và cháu Thạch Quang Quynh ngồi đó, với nỗi đau tuyệt vọng

Trong khi đó, con trai chị là cháu Quynh bị bệnh hen suyễn mãn tính từ khi lọt lòng mẹ, bị biến chứng gây co rút, đi lại rất khó khăn (hiện cháu là học sinh lớp 1 Trường tiểu học Nguyễn Huệ, xã Điện Thắng Bắc). Cháu thường xuyên nghỉ học, có tháng nghỉ đến 20 ngày vì bệnh hen suyễn hành hạ, khó thở, ngất xỉu, luôn đe doạ đến tính mạng.

Đến thăm gia đình chị Đông, mọi người đều ngậm ngùi, xót xa, cảm thông chia sẻ với nỗi đau của chị. Nhà không có gì đáng giá lại chật chội, ẩm thấp, xuống cấp, hư hỏng, dột nát.

Chị Đông ngồi đó gương mặt thẫn thờ, nói trong nước mắt: “Hơn 4 năm qua, mẹ con tôi lâm bệnh, hiện kinh tế gia đình hầu như không còn gì, rơi vào bước đường cùng. Mong sao cộng đồng xã hội quan tâm, mở rộng vòng tay nhân ái cứu giúp để mẹ con tôi có điều kiện tiếp tục chữa bệnh, ổn định cuộc sống lâu dài”.

Chị Lê Thị Thu Sương chia sẻ: “Trong những năm qua, cảm thông được hoàn cảnh của gia đình chị Đông, họ hàng, bà con chòm xóm, chính quyền thôn, xã đã đến động viên và giúp đỡ vật chất. Hiện tại gia đình chị cần lắm những tấm lòng thơm thảo, cưu mang của cả xã hội và các nhà từ thiện khắp nơi”.

 Qua bài viết này, mong sao các cơ quan, đoàn thể, cá nhân, các nhà hảo tâm hãy quan tâm chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ hoàn cảnh thương tâm này. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Chị Nguyễn Thị Đông, tổ 7, thôn Bồ Mưng 1, xã Điện Thắng Bắc, huyện Điện Bàn (Quảng Nam) hoặc chị Lê Thị Thu Sương, điện thoại: 0905.990.915 – 01229.559.034, để biết thông tin thêm về gia cảnh của chị Đông.

Hoặc gửi về văn phòng đại diện Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 07103.8345431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm