| Hotline: 0983.970.780

Bệnh Tay chân miệng

Thứ Năm 06/10/2011 , 11:45 (GMT+7)

Xin cho biết nguyên nhân và biểu hiện của bệnh tay chân miệng (TCM), và cách điều trị?

* Xin cho biết nguyên nhân và biểu hiện của bệnh tay chân miệng (TCM), và cách điều trị?

Vũ Minh Hiền, An Lão, Hải Phòng

Theo thông tin trên các trang mạng thì đây là bệnh do siêu vi khuẩn đường ruột gây ra. Tác nhân thường gặp nhất là Coxsackievirus A16, đôi khi do Enterovirus 71 và các virus ruột khác. Nhóm virus ruột bao gồm các phân nhóm virus Poliovirus, coxsackievirus, Echovirus và một số enterovirus khác không xếp vào phân nhóm nào.

Gọi là bệnh TCM (hand, foot and mouth disease, HFMD) vì bệnh có biểu hiện chính là các mụn nước nổi ở vùng tay, chân, miệng. Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ bú sữa và nhi đồng. Bệnh thường đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng.

 Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước.

Đây là một bệnh dễ lây lan. Đường lây truyền thường từ người sang người do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh. Giai đoạn lây lan mạnh nhất là tuần đầu tiên bị bệnh. Biểu hiện của bệnh TCM cũng rất dễ nhận biết nếu được chú ý đó là các bóng nước.

Bóng nước có kích thước từ 2 – 10 mm, màu xám, hình bầu dục, bóng nước xuất hiện ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thường ấn không đau. Bóng nước còn xuất hiện trong miệng và khi vỡ ra gây những vết loét trong miệng làm trẻ đau và bỏ ăn. Khi nổi bóng nước trẻ có thể sốt nhẹ, quấy do đau miệng, bỏ ăn. Bóng nước sẽ tự xẹp đi và tự khỏi sau 5 đến 7 ngày.

Một số trẻ có kèm nôn ói, tiêu chảy ngay khi nổi bóng nước hay khi bóng nước đã xẹp. Cần chẩn đoán phân biệt với nhiễm herpes miệng. Các dữ kiện lâm sàng, tuổi và yếu tố dịch tễ sẽ giúp ích nhiều cho sự phân biệt này.

Đa số các trường hợp bệnh sẽ tự khỏi, nhưng nếu bệnh do tác nhân Enterovirus 71, một số trẻ có biến chứng rất nguy hiểm là viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não. Khi trẻ có biến chứng nếu không điều trị đúng và kịp thời trẻ có thể tử vong trong vài giờ.

Khi trẻ có các dấu hiệu sau cần hết sức lưu ‎đến bệnh này:

- Khó ngủ, quấy khóc liên tục.

- Giật mình, hốt hoảng, nói lảm nhảm.

- Chới với run chi, co giật.

- Sốt rất cao

- Nôn ói nhiều. Hiện nay tác nhân virut gây bệnh này chưa có vacxin đặc hiệu nên cách phòng ngừa hiện nay là bảo đảm vệ sinh trong ăn uống.

 - Không nên cho trẻ bệnh đến trường học, nhà trẻ, chợ, hồ bơi.

 - Rửa tay bằng xà bông và dưới vòi nước chảy trước khi ăn và sau khi đi tiêu.

- Che miệng, mũi khi ho hay hắt hơi.

- Bảo đảm chỗ ở thoáng mát.

- Rửa sạch các vật dụng, đồ chơi mà chất tiết mũi họng của trẻ có thể bám vào.

 - Không dùng chung các đồ dùng ăn uống. Sự lây truyền sẽ nhiều hơn khi vệ sinh kém và môi trường sống đông đúc dân cư.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.