| Hotline: 0983.970.780

Bệnh thán thư hại xoài

Thứ Ba 23/11/2010 , 10:43 (GMT+7)

Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloesporioides gây ra. Bệnh xuất hiện và gây hại khá phổ biến, đôi khi rất trầm trọng ở nhiều khu vực trồng xoài của nước ta cùng nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là trong mùa mưa hoặc những thời điểm ban đêm có nhiều sương mù (trong mùa khô), tạo ẩm độ không khí cao.

Bệnh có thể gây hại nhiều bộ phận của cây xoài từ lá non, cành non, đến bông, trái...

Trên lá non: Vết bệnh là những đốm nhỏ hình tròn hay hình góc cạnh, màu nâu đỏ, kích thước khoảng 3-5mm. Nếu bị hại nặng, nhiều vết bệnh có thể hòa lẫn vào nhau tạo thành một mảng lớn, chỗ bị bệnh khô dần rồi rách, làm cho phiến lá có nhiều vết thủng, cuối cùng có thể bị rụng.

Trên cành non: Thường nấm bệnh tấn công trên các chồi non, sau đó lan dần xuống cành non, vết bệnh nâu xám, phát triển ngày một rộng bao kín xung quanh cành. Chỗ bị bệnh khô dần, làm cho khả năng dẫn dinh dưỡng lên nuôi những bộ phận non phía trên bị ách tắc làm lá bị rụng và đọt non dần dần bị chết khô.

Trên bông: Ban đầu vết bệnh chỉ là những vết nhỏ màu nâu đen, xuất hiện rải rác trên cuống bông, sau đó lớn dần lên, gặp điều kiện ẩm độ không khí cao bệnh sẽ phát triển mạnh, làm cho bông bị rụng, nếu nặng bông có thể bị rụng hàng loạt.

Trên trái: Bệnh có thể tấn công từ lúc trái còn nhỏ, nhưng thường mạnh nhất từ khi trái già trở đi. Ban đều vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ nâu đen, sau đó phát triển lớn dần và có hình hơi tròn hay bầu dục, kích thước khoảng 1-2mm (những vết lớn có thể tới 5-10mm). Chỗ bị bệnh lõm xuống, có màu đen. Dần dần các vết bệnh phát triển rộng dần ra, nhiều vết hòa lẫn vào nhau tạo thành một mảng lớn có hình dạng không nhất định.

Thịt trái bên dưới chỗ bị bệnh chai đi và dính theo vỏ trái khi lột. Bệnh làm cho trái bị chín háp, hoặc bị rụng (nếu bị hại nặng). Bệnh tiếp tục gây hại trái sau khi thu hoạch, bảo quản, vận chuyển, tồn trữ, làm cho trái bị hư thối không sử dụng được.

Để hạn chế tác hại của bệnh, phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp. Sau đây là một số biện pháp chính:

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Trang 20 Báo NNVN số 233 ra ngày 23/11/2010

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.