| Hotline: 0983.970.780

Bệnh tiêu chảy ở heo con sau cai sữa

Thứ Tư 02/11/2011 , 10:40 (GMT+7)

1/ Nguyên nhân: Hội chứng tiêu chảy ở heo con sau cai sữa gây ra thường do các nguyên nhân sau:

- Do thức ăn, dinh dưỡng: Sau khi cai sữa, khẩu phần thức ăn thay đổi đột ngột gây xáo trộn hệ tiêu hóa làm heo tiêu chảy. Thức ăn không đảm bảo vệ sinh, mốc, thiu thối nhiễm khuẩn cũng làm heo tiêu chảy.

- Do nhiễm vi khuẩn đường ruột: Thường do các loài như: E.Coli, Salmonella, Shigella, Proteus, Clostridium, Campylobacter, Treponema hyodysenteriae… sống trong đường ruột của heo con hoặc nhiễm từ môi trường bên ngoài vào và sẽ gây bệnh khi cơ thể heo bị suy yếu.

- Do nhiễm siêu vi trùng: Bệnh do Corona virus gây viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm (T.G.E ) và Corona vius gây dịch tiêu chảy ở heo con (P.E.D), tiêu chảy do Rota virus, tiêu chảy do bệnh dịch tả heo.

- Do ký sinh trùng: Giun đũa, sán lá ruột, Sryptosporidium.

2/ Triệu chứng: Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh sẽ có triệu chứng và bệnh tích điển hình cho từng loại bệnh.

Triệu chứng chung của hội chứng tiêu chảy là heo con đi tiêu chảy phân lỏng, màu phân thay đổi tuỳ theo bệnh: vàng, xám, có lẫn máu, mùi hôi, tanh. Heo bệnh mất nước, ủ rũ, lông xù, đi xiêu vẹo, niêm mạc mắt nhợt nhạt, mắt có ghèn đôi khi bị sưng. Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh, nếu không can thiệp kịp thời, hợp lý heo có thể chết trong 1-2 ngày hoặc kéo dài 1 tuần. Những heo sống còi cọc, chậm lớn.

Biện pháp phòng trị:

1/ Thức ăn - dinh dưỡng:

- Thức ăn cho heo con phải đầy đủ và phù hợp dinh dưỡng, không bị ẩm mốc.

- Khi thay đổi khẩu phần thức ăn từ tập ăn theo mẹ sang thức ăn sau cai sữa phải thay từ từ cho heo con quen dần.

2/ Vệ sinh - chăm sóc:

- Chuồng trại phải khô ráo, sạch sẽ.

- Cho heo con ăn thức ăn vừa đủ. Thức ăn thừa phải bỏ đi.

- Thường xuyên tiêu độc sát trùng chuồng trại để diệt mầm bệnh bằng BENKOCID: 20-25ml/10 lít nước sạch, phun đều lên nền chuồng, định kỳ 1-2 lần/tuần.

3/ Phòng bệnh bằng vắcxin:

Các bệnh truyền nhiễm do virus như: Dịch tả heo phải tiêm phòng nghiêm ngặt. Ngoài ra nếu có điều kiện nên tiêm phòng các bệnh khác: T.G.E. P.E.D, Phó thương hàn heo, E.coli.

4/ Trị bệnh:

- Dùng NAVET-IgY: Liều 5-10ml/con/ngày. Dùng liên tục 3 ngày. Có thể phối hợp với kháng sinh.

- Dùng kháng sinh diệt mầm bệnh: Tuỳ nguyên nhân gây bệnh. Bệnh do nhiễm vi khuẩn tuỳ theo sự mẫn cảm của vi khuẩn có thể dùng một trong các chế phẩm sau:

+ SCOUR-SOLUTION: Dùng theo liều: heo con trên 15 ngày đến 1 tháng tuổi: 3 - 4 ml/1 lần, ngày uống 2 lần.

+ NAVET-SARACIN: Hòa trong nước sạch cho uống: 1g thuốc/10kg thể trọng heo.

+ NAVET-ENRO: Cho uống theo liều: 2ml/ 5kg thể trọng/ngày.

Dùng liên tục 3-5 ngày.

- Bù nước và các chất điện giải đã mất: Cho uống VITA-ELECTROLYTES: 1g thuốc pha trong 1,5 lít nước cho uống hoặc truyền dịch (nước sinh lý ngọt hoặc mặn) vào xoang bụng.

- Cung cấp vi sinh đường ruột có lợi cho heo sau khi dùng kháng sinh: Bằng cách cho uống NAVET-BIOZYM: Hòa tan vào nước cho uống: 1g/5kg thể trọng heo.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm