| Hotline: 0983.970.780

Bệnh trắng lá mía

Thứ Sáu 07/08/2015 , 08:36 (GMT+7)

Bệnh trắng lá mía chủ yếu lây lan qua hai con đường là giống (chính yếu) và côn trùng môi giới.

Lây lan

Bệnh trắng lá mía chủ yếu lây lan qua hai con đường là giống (chính yếu) và côn trùng môi giới.

Ở Việt Nam, việc mua bán, trao đổi và vận chuyển hom giống từ tỉnh này sang tỉnh khác và nhập nội giống mới, có lẽ là nguyên nhân chính cho việc lan truyền bệnh trong thời gian gần đây.

Các giống ROC 10, K95-16, K93-219, Uthong 1, Uthong 4, Suphanburi 7, My 55-14… được ghi nhận nhiễm bệnh trắng lá ở Tây Ninh, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Thuận, Đồng Nai.

sk-99ec-1lit1443492521142704221

Về côn trùng môi giới, ở Thái Lan, rầy Matsumuratettix hiroglyphicus, được xác định là môi giới truyền bệnh trắng lá. Ở các quốc gia khác chưa thấy mô tả côn trùng môi giới nào khác. Ở Việt Nam, báo cáo chưa thấy xuất hiện rầy trên, nhưng cần nghiên cứu thêm mối liên hệ giữa bọ rầy đầu vàng (Eoeurysa flavocapitata, Muir) và các bệnh hại khác trên mía.

Chuẩn đoán trong phòng và nhận diện bệnh ngoài đồng

Trong phòng: Chuẩn đoán sớm bằng sinh học phân tử (bộ kit chẩn đoán bệnh dựa trên kỹ thuật PCR).

Nhận diện ngoài đồng chú ý triệu chứng: Cây còi cọc, nhất là mía gốc, lá non đầu tiên màu trắng, mọc thẳng, trong khi lá già vẫn còn xanh, triệu chứng bệnh xuất hiện sớm.

Ký chủ phụ: Ít có thông tin về ký chủ phụ của bệnh trắng lá mía. Đến nay mới chỉ xác định mía dại (Saccharum sponteneum) là ký chủ phụ Phytoplasma.

Quản lý bệnh: Do bệnh không có thuốc đặc trị, chưa có giống kháng, lây lan nhanh qua giống, ảnh hưởng lớn đến năng suất, nhiều trường hơp nhiễm nặng phải phá bỏ, trồng mới… nên đối với bệnh trắng lá mía, biện pháp hữu hiệu và kinh tế nhất là giống phải sạch bệnh, nếu bệnh xảy ra phải quản lý tốt, bên cạnh đó coi trọng các biện pháp canh tác.

Biện pháp quản lý tổng hợp bao gồm:

Giống: Hom giống phải sạch bệnh, có tính chống chịu tốt, năng suất cao. Không lấy hom giống từ ruộng mía bệnh. Cần đánh giá khả năng kháng bệnh trắng lá của các giống lai tạo trong nước và nhập nội trước khi phóng thích đại trà.

Chuẩn đoán bệnh sớm bệnh dựa trên kỹ thuật PCR, loại trừ bệnh ở ngay giai đoạn sản xuất giống cơ bản.
Tập huấn nông dân, giải thích tác hại của bệnh, nhất là tập quán lấy hom giống từ ruộng mía thịt bị nhiễm bệnh.
Hom giống cần xử lý bằng hơi nước nóng 54 độ C trong 2 giờ, hay bằng nước nóng 50 độ C trong 2 - 3 giờ. Có thể xử lý giống bằng kháng sinh Tetracycline hoặc Ledermycine nồng độ 500 ppm.

8-sirifos-585ec-480ml1443494201142704333

Thăm đồng thường xuyên, phát hiện bệnh sớm. Ruộng nhiễm nhẹ, nhổ bỏ cây bệnh, tiêu hủy, trồng dặm lại. Ruộng nhiễm nặng (trên 20%) khuyến cáo tiêu hủy, luân canh 1 - 2 năm (cây họ đậu), sau đó trồng giống mới sạch bệnh.

Trồng đúng thời vụ (nếu có thể), chú ý chăm sóc, tưới nước, không để ruộng mía bị hạn giữa kỳ, bón phân cân đối và hợp lý N, P, K, Ca… giúp mía sinh trưởng, phát triển tốt, nâng cao tính chống chịu và hạn chế thiệt hại trên ruộng nhiễm bệnh tỷ lệ thấp.

Phòng trừ côn trùng chích hút môi giới truyền bệnh như rầy, rệp…bằng thuốc đặc trị (Sairifos 585EC, dầu khoáng SK Enspray 99EC)

Sát trùng dao, dụng cụ canh tác mía bằng formol, cồn…

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm