| Hotline: 0983.970.780

Bệnh viêm phổi màng phổi

Thứ Tư 21/12/2011 , 10:37 (GMT+7)

Bệnh viêm phổi màng phổi trên heo (Pleuropneumonia) là bệnh truyền nhiễm gây ra do vi khuẩn gram âm Actinobacillus pleuropneumoniae (App). Hiện tại có 12 serotype đã được xác định, trong đó serotype 1,5,7 thường gặp hơn cả.

Vi khuẩn App có thể sống được 5 ngày trong chất tiết, huyết thanh; 20 ngày trong nước. Tuy vậy, chúng chỉ có thể phát tán trong cự ly ngắn. Trong cơ thể heo, vi khuẩn này khu trú trong hạch amidan và đường hô hấp trên, chúng có thể sống được ít nhất 4 tháng trong phổi và hạch amidan. Các trường hợp heo bệnh qua khỏi thường trở thành mãn tính và là nguồn chính làm lây lan mầm bệnh trong trại heo.

Heo nhiễm bệnh do tiếp xúc với mầm bệnh, mức độ bệnh nặng hay nhẹ tùy thuộc vào độc lực và số lượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Thời gian ủ bệnh ngắn (12 giờ). Bệnh xảy ra trên heo từ giai đoạn cai sữa đến khi giết thịt. Trên đàn heo mẫn cảm, tỷ lệ nhiễm có thể lên tới 30%.

Bệnh ít gặp trên heo nái trừ khi nhiễm ghép với bệnh cúm hoặc bệnh PRRS. Bệnh làm heo chậm tăng trọng, tăng tiêu tốn thức ăn, tăng chi phí chăn nuôi.

Triệu chứng và bệnh tích

+ Thể cấp tính: Thường gặp trên heo từ 8 – 16 tuần tuổi, với các biểu hiện như sốt, bỏ ăn; có trường hợp chết đột ngột với dấu hiệu chảy máu có bọt khí ở mũi; thở khó, thở thể bụng; ngồi kiểu chó ngồi; tai tím tái (tai xanh); heo thường chết do suy tim, viêm phổi hoại tử và do độc tố của vi khuẩn

+ Thể bán cấp tính: Thể này ít nặng hơn, các triệu chứng thường thấy như suy nhược cơ thể, gầy còm, lông xù; viêm phổi, thở thể bụng, đau đớn khi thở; ho ngắn (3 tiếng ho), đây là đặc điểm phân biệt với các bệnh khác. Heo bệnh ở thể này mang trùng trong thời gian dài và bài thải mầm bệnh ra môi trường

Bệnh tích khi mổ khám

Các bệnh tích thường thấy: Viêm phổi và màng phổi hóa sợi, dính sườn; Áp xe phổi. Phổi bị hoại tử với những vùng bị hoại tử xanh đỏ rất đặc trưng. Xoang ngực chứa đầy dịch

Các biện pháp phòng trị

Phòng bệnh: Kiểm dịch nghiêm ngặt để không đưa các heo mang trùng vào trại. Hạn chế sự phát tán mầm bệnh trong trại bằng cách vệ sinh, tẩy uế chuồng trại định kỳ, kết hợp với việc phát hiện nhanh và loại thải các trường hợp ghi ngờ mang trùng.

Thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại bằng Benkocid (10 ml thuốc /1 lít nước) hoặc Navetkon – S (50g/10 lít nước), phun thuốc 1 – 2 lần/tuần để tiêu diệt các mầm bệnh.

Phòng bệnh bằng vacxin APP và tiêm phòng triệt để phòng các bệnh khác bao gồm phòng bệnh tụ huyết trùng, phòng bệnh phó thương hàn và phòng bệnh dịch tả heo.

Trị bệnh:

+ Có thể sử dụng một trong các loại kháng sinh sau tiêm cho heo:

Navet – Amoxy 1 ml /10 kg thể trọng, lặp lại sau 48 giờ, trong 3 – 5 ngày. Navet – Ampicol 1 ml /10 kg thể trọng/ngày trong 3 – 5 ngày. Navet – Cel (kháng sinh này được khuyến cáo sử dụng trong điều trị bệnh App) 1 – 3 ml/50 kg thể trọng/ngày trong 3 – 5 ngày. Tiacol 1 ml/15 – 20 kg thể trọng/ngày trong 3 – 5 ngày.

+ Kết hợp với trợ sức và hạ sốt cho heo, sử dụng: ADE. B complex tiêm 1 ml/5 – 8 kg thể trọng/ngày trong 3 – 5 ngày. Navet – Anagin C tiêm 1 ml/10 – 15 kg thể trọng/ngày. Dexasone tiêm 1 ml/10 – 15 kg thể trọng/ngày trong 3 – 5 ngày.

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Tỷ lệ tiêm chỉ đạt 52%, Quảng Nam bùng phát dịch lở mồm long móng

Tỷ lệ tiêm phòng thấp, ý thức người dân chưa cao, tập quán chăn thả rông trâu bò là những nguyên nhân dễ gây bùng phát dịch lở mồm long móng ở Quảng Nam.

Mỗi hộ trồng hàng trăm ha mía vẫn khỏe re

GIA LAI Những năm gần đây, cây mía đã cho nông dân vùng Đông Gia Lai có cuộc sống đủ đầy nhờ tiền vào rủng rỉnh. Cây mía đã khẳng định vị thế trên vùng đất này.