| Hotline: 0983.970.780

Bi hài chuyện lì xì ngày Tết

Thứ Năm 18/02/2010 , 19:18 (GMT+7)

Việc câu nệ, hơn thua tiền lì xì ở trẻ cần được phụ huynh quan tâm uốn nắn, nếu không dễ dẫn tới những trường hợp xấu hổ cho cả bố mẹ trẻ lẫn người mừng tuổi.

Mở phong bao lì xì của dì Hảo, Tèo bĩu môi trước mặt khách: “Cô này keo quá, lì xì gì mà có 20 nghìn, chả bằng một tẹo tiền của bác Thắng ban sáng”. Câu nhận xét hồn nhiên của đứa trẻ khiến cả khách lẫn bố mẹ cậu ngượng đỏ mặt. 

Chỉ sau khi khách ra về, dù là ngày mồng 1, lẽ ra không để trong nhà có tiếng khóc và kiêng không đánh trẻ, bố Tèo vì quá tức giận vẫn phải phát mông đứa bé mấy cái cho chừa cái tật “làm bố mẹ xấu mặt”.

Còn Tèo, khi bị bố phạt đòn cậu học sinh lớp 2 vẫn không hiểu vì sao. Miệng cứ liên tục kêu oan rằng: “tiền của cô nhà quê thua tiền của bác Thắng”.

Đưa con về quê chơi Tết với ông bà nội, chị Hoa, ở Thanh Xuân, Hà Nội cũng ngượng "chín mặt" khi đứa con gái 6 tuổi bĩu môi "mừng tuổi có mỗi 10 nghìn đồng". Bất ngờ trước tình huống này, chị Hoa lúng túng mời vị khách của bố mẹ chồng ngồi chơi, uống nước rồi vội vàng xin phép đưa con vào phòng trong.

Chị Hoa tâm sự mình cũng vô ý khi không dạy con từ trước, và cũng không để ý là con năm nay học lớp 1, đã biết phân biệt mệnh giá tiền nên mới để xảy ra tình huống dở khóc dở cười này.

Cũng giống như chị Hoa, anh Đức, ở Từ Liêm kể, nhiều lần anh đã phải đỏ mặt vì cậu con trai cứ vô tư bóc tiền mừng tuổi trước mặt khách rồi chạy lại gần bố “khoe” xem được nhiều hay được ít. Nếu được nhiều tiền thì bé mừng rối rít; chẳng may được ít, bé lại chề môi rồi ném chiếc phong bao trống xuống sàn nhà.

Còn anh Long, ở Đống Đa cho hay, chiều mùng 1 Tết, khi đang tiếp vợ chồng người bạn học cũ đến chơi, thằng bé 4 tuổi lân la đến bên cạnh khách và nói: "Chú chưa mừng tuổi cháu à" làm cả chủ và khách đều lúng túng. Vội rút ví ra tờ 50 nghìn đồng mừng tuổi, người khách đỡ lời: "Chú quên mất, chúc cháu năm mới ngoan và hay ăn chóng lớn nhé", khiến gia chủ mới đỡ ngại.

"Chúng tôi cũng vô ý khi không tâm sự và dặn dò các cháu từ trước. Rút kinh nghiệm năm sau là phải 'quán triệt' ngay từ trước Tết", anh Long phân trần.

Không so bì trước mặt khách, khi được nhận được lì xì từ khách, Dũng nhà ở quận 6, TP HCM lại mở ra xem rồi nói ngay với mẹ: “Thấy chưa, bố mẹ đoán sai rồi, con nói là bác Hai lì xì 100 nghìn mà bố mẹ cứ bảo 200. Này, mẹ cất đi để cả nhà ta cùng đi du lịch”.

Bịt miệng con không kịp, ngượng với khách, mẹ Dũng đẩy vội con vào nhà trong rồi cười chống chế với người bạn: “Không có chuyện chúng tôi đoán già đoán non gì đâu, tính thằng bé nó thế đấy. Hay phịa chuyện”.

Cậu bé Hưng nhà ở quận 8, sau khi nhận được tiền mừng tuổi ngày xuân của khách, chưa kịp chúc tết lại, đã reo lên: “mừng quá, vậy là có vốn gỡ lại mấy ván thua lúc nãy”. Nói xong cu cậu ù té chạy ra ngõ nơi có nhóm chơi bài đang chờ sẵn. Khách cũng chỉ biết nhìn theo không nói lời nào.

Cũng rơi vào tình huống dở khóc dở cười, chị Bích, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội kể, sáng mùng 1 Tết, vợ chồng chị về quê nội ở Nam Định chúc Tết ông bà. Để 1 triệu đồng vào chiếc phong bao lì xì, chị mừng tuổi mẹ chồng.

Tưởng tiền mừng tuổi Tết là lấy lệ như mọi năm, bà để lẫn phong bao lì xì vào mấy phong bao mà bà chuẩn bị mừng tuổi khi có khách. Khi có mấy đứa trẻ hàng xóm tới chơi, bà mẹ chồng rút phong bao mừng tuổi mà quên mất phong bao lì xì của cô con dâu.

Khi biết số tiền trong bao lì xì là một triệu đồng, bà tiếc của vội vàng đi khắp nhà mấy người khách tới chơi dù các con, cháu đã ngăn cản. Đi khắp làng trên xóm dưới, đến những người từng đến chơi nhà, bà khéo léo "trình bày" khiến cả hai bên đều cảm thấy ái ngại. Cuối cùng, bà vẫn lủi thủi đi về mà không biết chiếc phong bao một triệu đồng đã mừng lẫn cho ai.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, lì xì là một nét đẹp văn hóa trong ngày Tết, tuy nhiên tục lệ này chỉ đẹp khi được thực hiện đúng ý nghĩa mang đến sự may mắn, thuận lợi cho người được nhận, chứ không đặt nặng giá trị vật chất.

Việc câu nệ, hơn thua tiền lì xì ở trẻ cần được phụ huynh quan tâm vì qua đó có thể giúp trẻ hiểu đúng ý nghĩa của việc lì xì đồng thời giúp các cháu không có thói quen đánh giá người lớn thông qua vật chất. Một việc khác, khi con trẻ nhận được tiền lì xì dù ít hay nhiều, phụ huynh cũng không nên bàn luận vì như thế, trẻ sẽ bắt chước.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm